Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có cần điều trị không?
Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông có ưu và nhược điểm gì?
Top thực phẩm ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch nên ăn hàng ngày
Suy giãn tĩnh mạch: Căn bệnh phổ biến thời hiện đại
Suy giãn tĩnh mạch hình thành khi các van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả, khiến tuần hoàn máu chảy về tim kém, làm áp lực tĩnh mạch tăng cao dẫn đến tĩnh mạch giãn nở.
Ứ máu ở chi dưới lâu ngày còn gây nên các triệu chứng phù nề, vọp bẻ, nặng chân, giãn tĩnh mạch to, ngoằn ngoèo dưới da, thậm chí có thể bị viêm, loét, loạn dưỡng da.
Suy giãn tĩnh mạch còn làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, dẫn đến thuyên tắc phổi, làm đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, ước tính chiếm 10 – 35% độ tuổi trưởng thành.
Hình ảnh bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch
Tỉ lệ nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới
Chị em mắc suy giãn tĩnh mạch chiếm số lượng đông hơn nam giới do lượng hormone progesterone cao. Hormone mất cân bằng sẽ khiến cho các van tĩnh mạch bị ảnh hưởng, không thể đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu huyết về tim. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tĩnh mạch chân chịu chi phối bởi lượng hormone progesterone nhiều hơn so với nội tiết tố nữ estrogen.
Đặc biệt, trong quá trình mang thai, chị em cũng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Trọng lượng thai nhi càng lớn, áp lực đến tĩnh mạch càng tăng cao, khiến van tĩnh mạch hoạt động kém, dẫn đến tĩnh mạch chân giãn ra nhiều hơn.
Càng đến những tháng cuối, thai nhi càng khiến máu huyết từ chi dưới quay về tim khó khăn hơn. Nhất là những chị em đã từng mang thai nhiều lần, khả năng mắc bệnh càng cao và phục hồi càng kém. Suy giãn tĩnh mạch cũng không thể hết hoàn toàn sau khi sinh nở, đa phần phải điều trị bằng thuốc.
Đến giai đoạn mãn kinh, khi hormone estrogen và progesterone sụt giảm dẫn đến các biểu hiện bốc hỏa, loãng xương, chuột rút vào ban đêm. Tình trạng này cũng khiến suy giãn tĩnh mạch tăng cao hơn. Bên cạnh đó, những chị em có thói quen đi giày cao gót, ngồi bắt chéo chân, phải làm công việc đứng hoặc ngồi lâu… đều có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh vấn đề giới tính, những người béo phì, thừa cân, người phải đứng hoặc ngồi lâu như bảo vệ, lễ tân, nhân viên văn phòng, người ít vận động… đều có thể mắc suy giãn tĩnh mạch.
Nhận biết 3 nhóm triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch
Bác sĩ chuyên khoa chia bệnh thành 3 nhóm thường gặp là:
- Ứ trệ máu hạ chi:
Khi máu ở chi dưới bị ứ đọng sẽ dẫn đến các biểu hiện: cảm giác nặng chân, mỏi chân, bó chặt chân, tê như có kiến cắn ở chân, chuột rút nhiều về đêm hoặc phù nề quanh vùng mắt cá chân.
Các triệu chứng này thường nặng lên về chiều hoặc tối, sau khi phải làm việc nặng nhọc, đứng lâu. Buổi sáng, sau khi ngủ và nghỉ ngơi hoặc sau khi kê cao chân, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
- Giãn tĩnh mạch nông và giãn mao mạch chân:
Bạn sẽ thấy giãn tĩnh mạch mạng nhện với các mạng máu màu đỏ, xanh, tím dưới da, hoặc giãn tĩnh mạch nông to, dạng lưới. Bệnh còn có thể gây loét da, loạn dưỡng da. Ngoài ra còn có các triệu chứng biến đổi sắc tố da, chàm da, loét da do máu ứ lâu ngày khiến chân không nhận đủ dinh dưỡng và oxi đến các mô tế bào.
- Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch:
Người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch khi lòng mạch máu có cục máu đông. Huyết khối có thể di chuyển đến phổi, làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi với các biểu hiện ho ra máu, khó thở, tức ngực.
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc theo phác đồ, kết hợp thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại đến tĩnh mạch.
- Điều trị hỗ trợ: Dùng vớ áp lực vào ban ngày để kích thích lưu thông máu, đẩy máu về tim, giảm phù nề.
- Phương pháp chích xơ: Áp dụng cho những bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy giãn tĩnh mạch nông nhẹ dưới da.
- Phẫu thuật: Các biện pháp cắt tĩnh mạch, tạo hình tĩnh mạch qua da, lột tĩnh mạch….
- Can thiệp nội mạch: Đây là phương pháp dùng thiết bị kĩ thuật xâm nhập vào mạch máu, sau đó nhiệt sóng cao tần, hoặc tia laser, keo dán để làm xơ hóa, teo tĩnh mạch bị bệnh.
Để phối hợp điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để hỗ trợ lưu thông máu. Bạn nên lựa chọn môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, bơi lội hoặc khiêu vũ, tránh các môn vận động mạnh như bóng đá, tennis… để cải thiện lượng máu về tim.
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN CUỐI NĂM, NGẬP TRÀN ƯU ĐÃI”
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức