Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
Tĩnh mạch hiển lớn nằm ở đâu? Có vai trò gì?
Cấu tạo tĩnh mạch hiển lớn nằm trải dài từ mặt trước mắt cá trong đến tĩnh mạch đùi ở khớp háng. Tĩnh mạch hiển bé đi từ sau mắt cá ngoài dọc theo gân cơ đổ về tĩnh mạch khoeo. Đặc biệt, hệ thống tĩnh mạch hiển có rất nhiều nhánh nối tĩnh mạch, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là dẫn truyền máu huyết nối tĩnh mạch nông và sâu.
Hệ thống tĩnh mạch nông dưới da thường kết nối lưu thông máu với tĩnh mạch hiển, nhưng có một số nhánh nối vào các tĩnh mạch cơ. Máu huyết ở chi dưới lưu thông theo chiều từ dưới lên trên, từ nông vào sâu theo 2 đường là: đổ từ nhánh của tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch hiển ngoài, đến tĩnh mạch hiển trong và lỗ đổ chính, sau đó tiếp tục đi từ tĩnh mạch hiển đùi đến tĩnh mạch hiển khoeo. Tĩnh mạch xuyên cũng có thể di theo đường dọc của tĩnh mạch hiển tạo thành cầu nối dẫn máu vào tĩnh mạch sâu.
Như vậy, tĩnh mạch hiển lớn có cấu tạo khá phức tạp và đảm nhiệm vai trò quan trọng trong tuần hoàn máu ở chân. Giãn tĩnh mạch hiển lớn có mối quan hệ mật thiết với giãn tĩnh mạch nông chi dưới, làm cho máu ứ, lưu thông máu kém, đồng thời gây mất thẩm mỹ và cản trở khả năng vận động.
Cấu tạo hệ thống tĩnh mạch chi dưới
Giãn tĩnh mạch hiển lớn là gì? Triệu chứng nhận biết
Do cấu tạo của hệ thống tĩnh mạch chi dưới cùng với quy trình tuần hoàn máu, giãn tĩnh mạch hiển lớn có thể bị ảnh hưởng do ứ huyết ở tĩnh mạch nông và sâu gây nên. Vùng tĩnh mạch nông thường có mối liên hệ với tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn, cấu tạo các nhánh nằm giữa vùng da và mạc cơ.
Giãn tĩnh mạch hiển lớn cũng tương tự như giãn tĩnh mạch nông, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến tĩnh mạch nổi to, phù nề, loét chân. Giãn tĩnh mạch khiến người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng:
- Cảm giác mỏi chi, nặng chi khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Phù nề ở cẳng chân, bàn chân.
- Đau mỏi chân khi đi lại, đứng làm việc.
- Nổi tĩnh mạch chân từ tĩnh mạch nhỏ như mạng nhện cho đến các tĩnh mạch to như chiếc đũa.
Đa số các triệu chứng đau mỏi thường nhẹ, có thể hết sau khi nghỉ ngơi nên người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám. Nếu các triệu chứng nặng chi, mỏi chi, cảm giác khó chịu ở chi lặp lại nhiều lần trong ngày người bệnh nên đi khám chuyên khoa mạch máu sớm để có giải pháp điều trị nhanh chóng, triệt để.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch là do tắc nghẽn, ứ huyết trong lòng mạch
Điều trị giãn tĩnh mạch hiển lớn như thế nào?
1. Điều trị bảo tồn
- Dùng thuốc: Tùy thuộc vào cấp độ suy giãn tĩnh mạch và các triệu chứng gặp phải mà bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tăng sức bền thành mạch, chống đông máu…. Đây đều là loại thuốc giảm các triệu chứng của bệnh nhưng dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, Gan, Thận.
- Dùng tất, vớ hoặc băng ép tạo áp lực: Các loại tất vớ y khoa tạo áp lực đến vùng cơ, làm thúc đẩy máu quay trở về tim dễ dàng, giúp ngăn chặn tiến triển bệnh.
- Chích xơ: Thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ. Bác sĩ sẽ tiêm dung dịch vào mạch máu làm teo xơ tĩnh mạch bị giãn để máu lưu thông sang tĩnh mạch khác.
2. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thường áp dụng cho ca bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch nặng. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt, nối tĩnh mạch tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Phương pháp này có tỉ lệ tái phát cao, chi phí khá đắt đỏ nên người bệnh cần cân nhắc.
3. Điều trị can thiệp bằng sóng cao tần hoặc laser
Biện pháp này áp dụng sóng cao tần hoặc nhiệt laser để làm teo nhỏ tĩnh mạch bị bệnh. Quy trình điều trị được thực hiện qua các bước: gây tê tĩnh mạch, luồn ống thông vào tĩnh mạch hiển cách vùng nối tĩnh mạch hiển đùi khoảng vài cm, sau đó giải phóng nhiệt làm teo xơ tĩnh mạch bị bệnh. Kĩ thuật này cần kết hợp với hình ảnh siêu âm mạch máu để bảo tồn các tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
4. Điều trị bằng thảo dược tự nhiên
Giãn tĩnh mạch hiển lớn là bệnh lý hình thành do máu ứ, lưu thông máu kém gây nên. Vì vậy, điều trị giãn tĩnh mạch hiển lớn cũng như suy giãn tĩnh mạch nông, sâu cần chú trọng bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch để tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan, giảm nhanh ứ huyết.
Các bài thuốc của Y học cổ truyền đã được nghiên cứu và ứng dụng qua hàng nghìn năm, mang lại hiệu quả tốt và không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Làm thế nào để phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiển lớn?
Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch nói chung và giãn tĩnh mạch hiển lớn nói riêng, mỗi người cần chú ý:
- Nên vận động cơ thể thường xuyên, tránh đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ.
- Nghỉ ngơi, đi ngủ nên kê cao chân để dồn máu quay về tim.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, vitamin, chất xơ tốt cho lưu thông máu.
- Chị em nên hạn chế đi giày cao gót, thay thế dùng thuốc tránh thai bằng biện pháp khác để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Những người làm công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ như: ngân viên thu ngân, bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe, công nhân… nên dùng vớ y khoa để tạo áp lực đẩy máu tốt hơn.
Giãn tĩnh mạch hiển lớn thường có mối liên quan đến suy giãn tĩnh mạch nông, làm gia tăng các triệu chứng tê bì, dị cảm, đau mỏi chân, nổi tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ và giảm khả năng vận động, sinh hoạt. Người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Suy van tĩnh mạch nông chi dưới và những điều ai cũng cần phải biết
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức