Viêm tĩnh mạch nông là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

10:57 Ngày 15/10/2022
Viêm tĩnh mạch nông là bệnh lý mạch máu phổ biến. Bệnh xảy ra ở tĩnh mạch nông, dẫn đến viêm loét, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt. Bài viết tổng hợp các phương pháp điều trị viêm tĩnh mạch nông cho bạn tham khảo.

Viêm tĩnh mạch nông: Bệnh lý mạch máu ngoại biên phổ biến

Bệnh mạch máu ngoại biên là nhóm bệnh chủ yếu về động mạch, tĩnh mạch có khả năng cung cấp máu cho cơ quan nằm cách xa tim như chân, tay. Viêm tĩnh mạch nông là bệnh lý phổ biến nhất trong nhóm bệnh mạch máu ngoại biên.

Tĩnh mạch đảm nhiệm vai trò dẫn truyền từ các cơ quan khác quay trở về tim. Viêm tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị thương tổn, viêm nhiễm, sưng đau, cấu trúc biến dạng.

Viêm tĩnh mạch gồm có 2 loại là viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu. Cấu tạo của tĩnh mạch nông có kích cỡ nhỏ, nằm ngay dưới da và có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Viêm tĩnh mạch nông thường hình thành do các nguyên nhân như: tiêm truyền, trích thuốc, đặt ống thông tĩnh mạch. Bệnh có thể tự thuyên giảm khi dừng các hoạt động tiêm truyền.

Cấu tạo tĩnh mạch sâu kích cỡ lớn hơn, nằm bên trong cơ, gồm các van tĩnh mạch hoạt động 1 chiều để đẩy máu về tim. Huyết khối hình thành bên trong tĩnh mạch dẫn đến viêm tĩnh mạch sâu. Cục huyết khối cũng có khả năng tự vỡ và di chuyển về động mạch phổi, dẫn đến hậu quả đau tức ngực, khó thở, thậm chí đột tử.

Viêm tĩnh mạch nông

Viêm tĩnh mạch nông có thể do các hoạt động tiêm, truyền tĩnh mạch gây nên 

Dấu hiệu nhận biết viêm tĩnh mạch nông

Viêm tĩnh mạch nông chủ yếu gặp ở vùng tĩnh mạch tay, nguyên nhân là bởi tĩnh mạch chân nằm cách xa tim, cấu tạo phức tạo và chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể.

Viêm tĩnh mạch nông khiến người bệnh vận động kém hơn do những yếu tố sau:

- Cảm giác đau ở vùng tĩnh mạch bị thương tổn.

- Sưng, phù nề, sờ thấy chi bệnh nóng đỏ hơn bình thường.

- Vùng da bệnh ngứa, sưng, cảm giác bỏng rát.

- Nếu bị nhiễm trùng sẽ kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.

Viêm tĩnh mạch sâu có triệu chứng tương tự nhưng cường độ đau và phù nề lớn hơn, khiến người bệnh đi lại rất khó khăn. Nếu có biến chứng khó thở, ho ra máu có thể do cục huyết khối di chuyển dẫn đến tắc động mạch phổi cần phải được can thiệp gấp tránh đột tử.

Viêm tĩnh mạch nông biến chứng thường không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể triến triển thành các vết nhiễm trùng, dẫn đến loét da, gây đau đớn, vận động kém.

Viêm tĩnh mạch nông

Suy giãn tĩnh mạch nông cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm tĩnh mạch 

Điều trị viêm tĩnh mạch nông cần chú ý điều gì?

Viêm tĩnh mạch nông thường do những tác động từ bên ngoài như tiêm chích, chấn thương gây nên. Nếu nguyên nhân do tổn thương ở vị trí tiêm thuốc, đặt ống thông tĩnh mạch… cần chú ý dừng các thủ thuật tiêm truyền. Ngoài ra cũng cần vệ sinh các vết thương trên bề mặt.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Nếu có các biểu hiện chảy máu, mủ, nhiễm trùng bắt buộc phải dùng kháng sinh.

Biện pháp phòng ngừa viêm tĩnh mạch nông

Viêm tĩnh mạch nông thường không gây nguy hiểm, nhưng vẫn gây mất thẩm mỹ, đau đớn, giảm khả năng lao động. Viêm tĩnh mạch nông cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm tắc tĩnh mạch sâu và huyết khối tĩnh mạch. Vì vậy, để tránh bị bệnh mỗi người cần chú ý:

- Tránh các tư thế đứng hoặc ngồi lâu, vận động ít, có thể mang các loại vớ nén nếu yếu tố công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ trong ngày.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để vật lý trị liệu ngay sau phẫu thuật.

- Nên đi lại, vận động thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.

- Chú ý các hoạt động tiêm, truyền tĩnh mạch để tránh viêm tĩnh mạch.

Viêm tĩnh mạch nông là căn bệnh mạch máu ngoại biên rất phổ biến. Để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhân cần chú ý vận động cơ thể, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng máu huyết lưu thông tốt hơn.

Tags: Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch , Bệnh lý tĩnh mạch nông , Các loại giãn tĩnh mạch khác , Giãn tĩnh mạch mạng nhện
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Viêm tĩnh mạch nông là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức