Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Xem thêm:
Hướng dẫn 5 giải pháp cho bệnh nhân tê bì chân tay do bệnh tiểu đường
Bài thuốc Đông y trị tê bì chân tay cho phụ nữ sau sinh
Tê bì chân tay khi ngủ: Cảnh báo 7 nguy cơ tiềm ẩn
1. Tê bì chân tay là gì, biểu hiện như thế nào?
Tê chân tê tay trong đông y thuộc phạm vi của chứng ma mộc. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống như bình thường tuy có khó chịu, bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, là khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Theo Đông Y thì ma mộc đa phần là hư chứng, đau đa phần là thực chứng.
Tê bì chân tay cũng khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên. Khi nằm lâu hoặc để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian có cảm giác râm ran như kiến bò. Tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động. Tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm. Đôi khi xuất hiện chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở bắp tay, bắp chân.
2. Nguyên nhân và triệu chứng
Theo Đông Y, Tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.
Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.
3. Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân
Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thông kinh lạc.
Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy: “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)
Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là:
* Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể
* Nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể
a- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:
Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng , cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể
Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh.
Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà. Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông, không nuôi dưỡng được kinh mạch, ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay, đau vai gáy, ...
b- Xác định phương pháp điều trị theo YHCT : Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”
- Theo Y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay cũng thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi : Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng bệnh nhân tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê bì tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử
- Vì chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” ( Sách Hải thượng Y Tông), lại nói “ Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…
“Ngọc Bình Phong Tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài thuốc: “Ngọc Bình Phong Tán” được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể).
Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh được kế thừa từ bài thuốc Ngọc Bình Phong Tán, gia giảm các dược liệu giúp tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, vững bền thành mạch mang tới giải pháp hoàn toàn mới cho bệnh nhân tê chân tê tay rất hiệu quả. Ngoài ra, Tĩnh Mạch Linh có có tính chất phòng ngừa bệnh lý này rất hiệu quả, thông qua các vị thuốc như Phòng Phong, Hoàng Kỳ, Bạch Truật.
Hình ảnh sản phẩm Tĩnh Mạch Linh
Trong phương trọng dụng Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong (phòng gió) có công năng: Bổ khí, cố biểu, chỉ hãn, là tấm bình phong, là vệ khí chắc chăn bảo vệ bì mao (bên ngoài), lại thêm vị thuốc bổ huyết, hành huyết có công năng: Nhu nhuận, nuôi dưỡng và bảo vệ bên trong cơ thể. Như vậy ngoài mạch: Có vệ khí, có bình phong chắc chắn bảo vệ bì mao. Trong mạch: Có vinh huyết, vận hành, thông suốt, nhu nhuận nuôi dưỡng, bảo vệ bên trong cơ thể, cho nên:“ Khí thịnh thì không ứ trệ”, “Huyết hành phong Tất diệt” nguyên khí hồi phục, bệnh tà tự lui, chân tay sẽ không còn cảm giác tê bì chân tay nữa.
Chuyên gia nói gì về việc sử dụng Tĩnh Mạch Linh cho bệnh nhân tê chân tê tay?
DIỄN VIÊN THÚY HÀ, PHIM "VỀ NHÀ ĐI CON" CHIA SẺ VỀ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG TĨNH MẠCH LINH CỦA GIA ĐÌNH CHỊ
Video chia sẻ của bệnh nhân 66 tuổi. Bác chia sẻ trước đây thường xuyên bị đau đầu, bị tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy. Dùng thuốc tây điều trị không đỡ, có thời gian bị chuyển sang tai biến Sau khi sử dụng Tĩnh Mạch Linh bệnh tình thuyên giảm. Đó là một trong rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh và cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, bệnh cải thiện. Cuộc sống trở lại vui khỏe.
Chia sẻ của bác Đào Thị Nhàn, khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội. Bác đã sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh, để không còn cảm giác tê tay phải, hết đau mỏi vai gáy
CHIA SẺ CỦA BÁC PHÙNG, NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG ĐÃ 20 NĂM VỀ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM TĨNH MẠCH LINH
Tĩnh Mạch Linh - Hạnh phúc là hành trình nhẹ nhàng trên từng bước chân
Quý khách hàng bị chứng tê bì chân tay vui lòng liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn về bệnh lý.
Hãy liên hệ hotline: 0896 217 979 để được tư vấn hỗ trợ.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức