Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông có ưu và nhược điểm gì?

03:54 Ngày 18/10/2021
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng đời sống của người bệnh. Phẫu thuật được xem là phương pháp hiện đại được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông có hiệu quả không, có để lại di chứng gì không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan: 

Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo quan điểm Đông y

Giãn tĩnh mạch mạng nhện có điều trị được không?

Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch nông cao hơn nam giới

Một số điều nên biết về suy giãn tĩnh mạch chi dưới

1. Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở đâu?

Tĩnh mạch chi dưới gồm có 3 loại:

- Tĩnh mạch nông: Cấu tạo nằm ngay dưới da, được chia làm 2 nhóm chính là tĩnh mạch hiển ngoài, nằm từ mắt cá chân cho đến nếp bẹn và tĩnh mạch hiển trong có kích thước nhỏ hơn, nằm xung quanh mắt cá đến khuỷu chân. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gây bệnh ở tĩnh mạch nông.

- Tĩnh mạch xuyên: Giúp vận chuyển máu từ tĩnh mạch nông sang tĩnh mạch sâu.

- Tĩnh mạch sâu: Thường đi kèm với viêm mạch máu, cụ thể gây bệnh viêm tắc mạch máu.

Như vậy, suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là căn bệnh xảy ra khi tĩnh mạch nông bị giãn, nổi dưới da và có dòng máu chảy ngược, ứ máu huyết. Dựa vào nguyên nhân có thể chia thành các loại suy giãn tĩnh mạch như:

- Suy giãn tĩnh mạch nguyên phát: Là tình trạng tĩnh mạch dài ra, giãn và mất chức năng lưu thông máu.

- Suy giãn tĩnh mạch thứ phát: Van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, khiến cho máu ứ lâu ngày, dẫn đến tĩnh mạch nông bị ảnh hưởng, dài và giãn ra.

- Suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai: Thường do nội tiết tố thay đổi hoặc do thai nhi lớn lên chèn ép đến tĩnh mạch.

- Suy giãn tĩnh mạch bẩm sinh: Nguyên nhân là do van tĩnh mạch bị khuyết bẩm sinh khiến mạch máu lưu thông kém.

Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông

Hình ảnh đôi chân mắc suy giãn tĩnh mạch nông 

2. Suy giãn tĩnh mạch nông gồm có mấy cấp độ?

Suy giãn tĩnh mạch nông gồm có 6 cấp độ với đặc điểm như sau:

- Độ 0: Người bệnh chỉ có triệu chứng cơ năng như đau cách hồi, tê mỏi chân.

- Độ 1: Triệu chứng giãn tĩnh mạch hình thành, dạng lưới và biểu hiện sưng, biến dạng mắt cá chân.

- Độ 2: Người bệnh bị phình, giãn tĩnh mạch to kèm theo các triệu chứng đau, tê.

- Độ 3: Biểu hiện phù chân kèm theo các triệu chứng giãn tĩnh mạch, đau, tê bì.

- Độ 4: Người bệnh thấy da sạm, chàm da, xơ mỡ bì, giãn tĩnh mạch.

- Độ 5: Biểu hiện thay đổi cấu trúc da kèm theo triệu chứng viêm loét.

- Độ 6: Da sạm, xơ mỡ bì, viêm loét đang tiến triển.

3. Nhận biết suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng cách nào?

Người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới sẽ có các biểu hiện:

- Cảm giác nặng chân, phù chân, chuột rút nhiều vào ban đêm.

- Đau chân, nghỉ ngơi hoặc kê cao chân sẽ hết.

- Bệnh nặng sẽ có triệu chứng rối loạn dinh dưỡng trên da, biến dạng da chân.

- Có tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo.

- Viêm loét, hoại tử chân.

Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông

Suy giãn tĩnh mạch nông gây nổi tĩnh mạch dưới da

4. Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thể gây biến chứng gì?

Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là “thủ phạm” làm tăng các nguy cơ:

- Làm máu ứ đọng, rối loạn dòng máu chảy: Chân phù nề, sưng to, đau buốt nhiều ở cẳng chân, chuột rút nhiều về đêm….

- Khiến cẳng chân bị loạn dưỡng: Có vết chàm da, màu sắc da chân biến đổi do máu ứ đọng lâu ngày, khiến các cơ quan không nhận được máu huyết nuôi dưỡng.

- Gây khó khăn cho vận động: Búi tĩnh mạch nổi to, dẫn đến đau nhức chân, máu ứ gây nên các mảng bầm tím trên da.

- Dẫn đến viêm loét chân: Các vết loét có thể nhiễm trùng, hoại tử. Nếu có cục máu đông sẽ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong do thuyên tắc động mạch phổi.

Phương pháp phẫu thuật trị giãn tĩnh mạch chi dưới

Khi mới mắc bệnh, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng vớ y khoa để giảm áp lực đến với tĩnh mạch. Kết hợp với dùng thuốc nội khoa Đông y hoặc tây y để máu huyết được lưu thông tốt hơn.

Trường hợp điều trị bằng nội khoa không hiệu quả sẽ được tư vấn phẫu thuật Stripping – thực hiện bóc và lấy tĩnh mạch giãn hoặc phẫu thuật Chivas – cắt và lấy tĩnh mạch nhỏ hoặc dùng Nito lỏng để làm đông lạnh tĩnh mạch.

Phẫu thuật Stripping được áp dụng phổ biến nhất. Đây là phương pháp rút dây tĩnh mạch để loại bỏ vùng tĩnh mạch bị bệnh.  Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch nông giai đoạn 3 trở lên, dùng thuốc không cải thiện. Chống chỉ định cho những bệnh nhân sức khỏe yếu, gặp vấn đề tiền sử bệnh lý đông máu.

Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông

Hình ảnh mô phỏng phẫu thuật Stripping

Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, sử dụng thiết bị mổ và bộ Stripper tiến hành như sau:

+ Bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, sẽ được sát khuẩn 2 chân, thực hiện gây tê tủy sống.

+ Bác sĩ tiến hành rạch da giữa nếp lằn bẹn để lộ ra tĩnh mạch hiển và dùng dao cắt toàn bộ nhánh của tĩnh mạch hiển.

+ Tiếp tục luồn Stripper và kéo Stripper từ trên xuống dưới kết hợp dùng băng gạc.

+ Khâu vết mổ cẩn thận.

Sau mổ cần theo dõi huyết áp, nhiệt độ để xử lý các tai biến. Bệnh nhân có thể bị biến chứng tụ máu dọc tĩnh mạch hiển, sẽ tự hết trong khoảng 1 vài tuần. Một số khác có triệu chứng dị cảm do tổn thương hệ thần kinh, cần được dùng thuốc để điều trị.

Phương pháp mổ trị suy giãn tĩnh mạch nông thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nặng. Bạn nên cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để giảm bớt các biến chứng sau mổ và tăng hiệu quả điều trị.

Tags: Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch , Bệnh lý tĩnh mạch nông
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông có ưu và nhược điểm gì?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức