Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
Cấu tạo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Mạch máu là phần quan trọng của hệ tuần hoàn trong cơ thể người, là hệ thống kín dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể rồi trở lại tim tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. Hệ thống mạch máu gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Cùng tìm hiểu cấu tạo mạch máu, hiểu rõ để có những nhận định và đánh giá đúng về sức khoẻ của chính mình.
Mối quan hệ giữa động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
Mô phỏng động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Động mạch
Động mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu từ tim đến các cơ quan.
Máu trong động mạch giàu Oxy, trừ động mạch phổi và động mạch rốn.
Hệ động mạch có tỉ lệ huyết áp cao hơn trong hệ tuần hoàn. Áp lực máu thay đổi từ cực đại trong quá trình tim co lại, gọi là áp lực tâm thu, đến cực tiểu – áp lực tâm trương – khi tim giãn và máu dồn về tim. Sự thay đổi áp lực trong động mạch tạo ra mạch động và có thể cảm nhận được nhịp đập này, đây là dấu hiệu phản ánh sự hoạt động của tim. Động mạch mang máu từ tim đến các tế bào cần oxy, riêng động mạch phổi, máu đến phổi để oxy hoá.
Hình ảnh động mạch chủ ở tim
Chức năng: Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các mao mạch toàn cơ thể. Động mạch chủ rời tim và phân thành những động mạch nhỏ hơn đến các vùng khác nhau của cơ thể. Các động mạch này lại phân thành những động mạch nhỏ hơn nữa, gọi là tiểu động mạch. Các tiểu động mạch đến mô điều hoà phân phối máu vào mao mạch theo nhu cầu của từng bộ phận trong cơ thể.
Thành động mạch bao gồm 3 lớp áo chính:
- Lớp áo trong nằm trong cùng được cấu tạo bởi các tế bào nội mô dẹt
- Lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và các sợi chun
- Lớp áo ngoài do các tổ chức liên kết sợi tạo nên
Tĩnh mạch
Tĩnh mạch hay còn gọi là ven là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (ngược lại với động mạch). Thường máu tại tĩnh mạch có lượng oxy thấp ngoài tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi là 2 trường hợp máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao.
Tính mạch có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu là collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Lớp trong cùng của tĩnh mạch là lớp tế bào nội mô. Đa số các tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì trọng lực. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều theo từng cá nhân, khác với sự cố định một cách tương đối của động mạch.
Vòng tuần hoàn của tĩnh mạch: Tuần tự trong hệ thống tuần hoàn thì máu từ tim bơm ra sau khi tời tâm thất trái thì theo động mạch luân lưu qua các bộ phận cơ thể và bắp thịt. Máu nhả dưỡng khí (O2) ra và nhận thán khí (CO2) vào ở các vi huyết quản. Sau đó nguồn máu này theo tĩnh mạch trở về tim, vào tâm nhĩ phải rồi qua tâm thất phải trước khi được bơm qua hai lá phổi nơi bộ phận hô hấp nhận dưỡng khí vào và thả thán khí ra. Máu từ phổi trở về tim ở tâm nhĩ trái, rồi qua tâm thất trái, hoàn tất cuộc huyết lưu tuần hoàn.
Thành của tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp như ở động mạch nhưng khác nhau ở 1 số điểm:
- Thành tĩnh mạch mỏng hơn và có độ đàn hồi kém hơn do lớp áo giữa ít cơ trơn, mỏng hơn.
- Ở tĩnh mạch, lớp áo trong có các van tĩnh mạch. Đó là những nếp chập đôi của lớp áo trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều.
Xem thêm:
Suy giãn tĩnh mạch chân chẩn đoán và điều trị theo Đông y
Nhận biết 7 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chân
Bị suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không?
Mao mạch
Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Thành mao mạch chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có những lỗ nhỏ để cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được thực hiện. Mao mạch là mạch máu duy nhất có vách cho phép trao đổi giữa máu và dịch mô xung quanh.
Thành mao mạch thường mỏng, khoảng cách khuếch tán nhỏ. Các mao mạch là nơi thực hiện sự trao đổi O2, CO2, các chất dinh dưỡng giữa máu và các bộ phần của cơ thể. Để đảm bảo chức năng này, máu lưu thông chậm lại trong mạch lưới mao mạch. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch và tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2.
Điều gì xảy ra khi mạch máu tắc nghẽn?
Mạch máu giống như những đường ống dẫn oxy và dưỡng chất đến từng tế bào, đảm bảo nguồn sống cho các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp lại, thì máu sẽ lưu thông chậm lại, ùn ứ. Từ đó oxy và chất dinh dưỡng không thể cung cấp đủ, dẫn đến tế bào, các cơ quan bị cạn kiệt dưỡng chất, bị suy kiệt dần, xuất hiện nhiều bệnh lý về tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Kết luận: Như vậy với những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp phía trên thì chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được về động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và những vấn đề khác nhau của chúng. Ngoài những vấn đề trên thì người đọc còn quan tâm đến các căn bệnh thường gặp ở 3 loại mạch này.
Chính vì vậy các bạn có thể đọc thêm về một số bệnh thường gặp là: Suy giãn tĩnh mạch. Viêm tắc mạch máu.
Nếu thấy thông tin chúng tôi chia sẻ hữu ích các bạn nhớ vote 5 sao và chia sẻ cho mọi người nhé.
Ngoài ra nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào các bạn hãy truy cập HỘI CHIA SẺ CÁCH CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH để nhận chia sẻ từ mọi người.
Bạn có thể tham khảo thêm các video bệnh nhân chia sẻ về hành trình trị suy giãn tĩnh mạch dưới đây nhé:
Câu chuyện của bạn Hà Linh và bí quyết loại bỏ suy giãn tĩnh mạch để luôn tự tin:
Bác Thư Vũ và hành trình loại bỏ tê bì chân tay:
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
-
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức