Suy giãn tĩnh mạch nông: Biện pháp điều trị theo quan điểm Y học cổ truyền
Suy giãn tĩnh mạch nông – chứng Thanh Xà Độc trong Đông y
Y học cổ truyền gọi suy giãn tĩnh mạch nông là chứng Thanh Xà Độc, nghĩa là tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo có màu xanh, tím ở bắp chân, cẳng chân trông như con rắn bò. Nổi tĩnh mạch có thể gặp ở bất kì vị trí tĩnh mạch nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là tĩnh mạch chân do cấu tạo tĩnh mạch chân phức tạp và nằm cách xa tim nhất.
Suy giãn tĩnh mạch nông hình thành khi các tĩnh mạch bị suy yếu do máu huyết ứ đọng không lưu thông về tim như bình thường. Hiện tượng ứ máu không chỉ làm tĩnh mạch giãn mà còn gây nhiều phiền phức cho người bệnh:
- Người bệnh bị đau, mỏi chân, phù chân, tê bì chân, nhất là sau khi làm việc hoặc vào chiều tối.
- Bị co cơ, chuột rút thường xảy ra khi ngủ.
- Ở giai đoạn nặng sẽ làm lở loét tĩnh mạch khiến người bệnh đau nhức, đi lại khó khăn.
Suy giãn tĩnh mạch nông thường có 2 loại:
- Giãn tĩnh mạch nông mạng nhện: Các tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện nằm ngay dưới da nổi lên. Đặc điểm của giãn tĩnh mạch mạng nhện là kích thước tĩnh mạch rất nhỏ chỉ khoảng 1 – 2mm, màu xanh hoặc tím nổi thành chùm dưới da.
- Suy giãn tĩnh mạch nông lớn: Các mạch máu lớn hơn 2mm nổi lên trên bề mặt da. Tĩnh mạch này nổi to, nằm dọc bắp chân, có thể đạt kích cỡ tương tự như con giun hoặc chiếc đũa, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Khi sờ tay vào còn có thể thấy tĩnh mạch cứng và đau nhức.
Suy giãn tĩnh mạch nông đang có tỉ lệ gia tăng và trẻ hóa độ tuổi. Bệnh không lây lan nhưng có thể di truyền giữa các thế hệ. Ngày nay, người làm công việc ít vận động, phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: làm việc văn phòng, giáo viên, nhân viên bán hàng, đầu bếp, phục vụ nhà hàng…. Đặc biệt, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới do những thói quen đi giày cao gót, uống thuốc tránh thai hàng ngày, mang thai… khiến tăng áp lực đến tĩnh mạch.
Hình ảnh bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông nổi búi tĩnh mạch dọc từ đùi xuống bàn chân
Nguyên lý điều trị suy giãn tĩnh mạch nông theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền lý giải về chứng Thanh Xà Độc là biểu hiện của khí trệ, huyết ứ (do máu lưu thông kém). Vì vậy, quan điểm điều trị của Đông y là cần chú trọng hành khí hoạt huyết để tăng cường lưu thông máu sẽ giúp trị suy giãn tĩnh mạch nông tận gốc.
Y học cổ truyền cũng cho rằng khi khí huyết ứ trệ không chỉ làm giãn tĩnh mạch chi dưới mà còn dẫn đến các biểu hiện tê chân, tay, đau mỏi vai gáy… Do cơ thể con người là một khối thống nhất, chịu chi phối bởi tuần hoàn máu. Vì vậy, Đông y cho rằng cải thiện lưu thông máu kết hợp với tăng sức bền thành mạch sẽ giúp giảm bớt áp lực đến van tĩnh mạch, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch nông. Từ đó, các triệu chứng như đau mỏi chân, nặng chân, chuột rút, tê bì cũng hết.
Gợi ý bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch nông theo quan điểm Y học cổ truyền
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, tán ứ dưới đây:
Đương quy 20g Xích thược 20g
Hồng hoa 15g Đào nhân 16g
Xuyên khung 15g Sinh địa 15g
Hoàng kỳ 12g Thục địa 10g
Hoa hòe 20g Đan sâm 20g
Các dược liệu trên đều có công dụng hoạt huyết, kháng viêm, giảm đau, dưỡng huyết, giúp làm chắc bền thành mạch và đẩy nhanh tuần hoàn máu về tim.
Người bệnh nên sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống sau khi ăn ít nhất 30 phút, uống khi thuốc còn ấm. Duy trì khoảng 20 – 30 ngày để có kết quả tốt.
Bí quyết sinh hoạt và ăn uống khi chữa suy giãn tĩnh mạch nông theo quan điểm Đông y
Các dược liệu Đông y thường có tác dụng chậm, nhưng không gây tác dụng phụ đến Gan, Thận như khi dùng thuốc Tây nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ điều trị có hiệu quả như:
- Không ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
- Tăng cường nhóm rau, củ, quả, vitamin C trong thực đơn.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu khi làm việc, nên giải lao, vận động chân tay để hạn chế ứ máu.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày để máu lưu thông tốt và kiểm soát cân nặng ở mức bình ổn.
Suy giãn tĩnh mạch nông điều trị theo quan điểm của Y học cổ truyền giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì, mỏi chân, nổi tĩnh mạch. Khi sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh cũng cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y để dùng đúng liều lượng phù hợp, mang lại kết quả tốt.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức