Top thực phẩm ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch nên ăn hàng ngày
Bài viết liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo Y học cổ truyền
Dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần lưu ý
Phân biệt viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch
1. Quả việt quất
Theo các chuyên gia, quả việt quất là thực phẩm siêu tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Lí do là bởi việt quất có chứa nồng độ anthocyanin (sắc tố flavonoid), giúp tăng sản sinh collagen bằng cách hỗ trợ trung hòa enzyme làm phá hủy mô liên kết và gốc tự do trong lòng mạch.
Đặc biệt, hoạt chất anthocyanin cũng giúp sửa chữa các mô tế bào bị hư hỏng trong lòng mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh, tăng độ đàn hồi.
Trong quả việt quất cũng có chứa dồi dào lượng chất xơ, pectin rất tốt cho hệ tiêu hóa và thành mạch máu. Đây cũng là loại quả bổ sung mạnh mẽ vitamin E được bác sĩ khuyên nên sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Quả việt quất giúp cải thiện lưu thông máu
2. Rau cải xoong
Cải xoong rất giàu giá trị dinh dưỡng, được khuyến cáo nên dùng nhiều cho người mắc giãn tĩnh mạch.
Trong cải xoong có chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin A, C, K, Canxi, Mangan…. Đặc biệt, hàm lượng vitamin K, vitamin E, B6… là những dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ lưu thông máu, chống oxy hóa cao, ngăn ngừa các bệnh mãn tĩnh như ung thư, tim mạch.
Thành phần glucosinolates có trong cải xoong còn giúp kích hoạt thành các hợp chất isothiocyanates, bảo vệ tế bào bị hư hại, làm ngăn chặn các khối u. Lượng carotenoids có trong cải xoong cũng được khẳng định giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường lưu thông máu và làm tăng độ đàn hồi cho thành mạch máu.
3. Quả bơ
Trong bơ rất dồi dào vitamin E, C – 2 loại vitamin cực tốt cho sức khỏe tim mạch. Quả bơ cũng thuộc danh sách thực phẩm nên ăn bởi nồng độ Glutathione cao, giúp bảo vệ tĩnh mạch, tim và các động mạch, ngăn chặn oxy hóa tế bào.
4. Gừng
Gừng không chỉ là loại gia vị quý mà còn là thảo dược trong Y học cổ truyền, giúp tăng hệ miễn dịch, tốt cho thành mạch máu.
Hoạt chất có trong gừng làm tăng khả năng hòa tan fibrin trong thành mạch, thúc đẩy lưu thông máu.
Dùng gừng tươi hàng ngày rất tốt cho sức khỏe
5. Măng tây
Bạn đang lo lắng vì phải đứng hay ngồi lâu làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch? Hãy sử dụng măng tây để hỗ trợ mạch máu hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa vỡ mao mạch.
6. Kiều mạch
Kiều mạch là thực phẩm dồi dào hoạt chất rutin flavonoid – rất tốt cho thành mạch máu. Bạn có thể sử dụng kiều mạch làm cháo nóng dùng trong bữa sáng cho ngày mới tràn đầy năng lượng.
7. Hương thảo (Rosemary)
Hương thảo vốn là loại gia vị giúp tăng thêm độ thơm ngon, tăng cường hương vị cho các món nướng. Hương thảo cũng là thảo mộc dồi dào rosmarinic acid – vốn là loại polyphenol thực vật giúp phục hồi các mô tế bào bị thương tổn, ngăn chặn oxi hóa.
Hương thảo còn chứa ursolic acid làm củng cố mao mạch, tăng cường lưu thông máu trong thành mạch. Bạn có thể dùng hương thảo để làm các món nướng cá, gà, thịt bò, vừa giúp món ăn thêm thơm ngon, vừa góp phần bảo vệ thành mạch.
Hương thảo giúp hỗ trợ tuần hoàn máu
8. Củ cải đường
Củ cải đường cũng là thực phẩm giúp ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bên trong củ cải đường có chứa hoạt chất Betacyanin và hợp chất phyto được nghiên cứu hỗ trợ giảm nồng độ homocysteine – vốn là loại amino acid góp phần làm tổn hại mạch máu.
Đặc biệt, rau lá xanh có trong củ cải đường cũng cung cấp thêm dưỡng chất. Bạn không nên bỏ đi mà hãy ăn cả lá và củ để tăng thêm hiệu quả cải thiện mạch máu.
Ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Khi có các triệu chứng tê bì, suy giãn tĩnh mạch nổi lên cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức