Giãn tĩnh mạch nông chi dưới: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị theo chuyên gia
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới: Căn bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới chủ yếu gặp ở người trưởng thành. Bệnh đang có xu hướng gia tăng do nhiều người làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, vận động ít.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới rất phổ biến nhưng triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan và đi thăm khám muộn. Các triệu chứng ở giai đoạn sớm cũng biểu hiện không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp hoặc đau dây thần kinh. Hầu hết bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi có triệu chứng tĩnh mạch chân nổi to, thậm chí khi chân đã biến chứng viêm loét, đau nhức không yên.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý gặp ở chân, khi tĩnh mạch suy yếu, các van tĩnh mạch bị thương tổn làm máu huyết lưu thông kém, dẫn đến ứ máu. Ước tính tỉ lệ nam giới mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 1% nhưng nữ giới mắc bệnh chiếm tới 4,5%. Đặc biệt, thống kê người mắc giãn tĩnh mạch nông ở độ tuổi lao động chiếm 35% nhưng tỉ lệ người cao tuổi bị bệnh chiếm tới 50%.
Như vậy, tỉ lệ nữ giới mắc giãn tĩnh mạch nông chi dưới chiếm gấp 3 lần so với nam giới. Phụ nữ làm việc văn phòng, công nhân, giáo viên, nhân viên bán hàng, người thường xuyên đi giày cao gót hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, phụ nữ mang thai… là những yếu tố khiến nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tĩnh mạch màu xanh nổi to, rõ ở chân kèm theo triệu chứng đau mỏi, tê bì châm chích
Tổng hợp các nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là căn bệnh khiến các tĩnh mạch chân giãn ra, to hơn, có thể nhìn thấy rõ tĩnh mạch nổi lên ở bắp chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, giãn tĩnh mạch chân còn khiến người bệnh đau nhức, phù nề, thậm chí tiến triển thành viêm loét.
Cấu tạo của tĩnh mạch chi dưới có các van tĩnh mạch 1 chiều có vai trò dẫn truyền máu từ chân trở về tim, ngăn không cho dòng máu chảy ngược lại. Khi van tĩnh mạch hoạt động kém sẽ khiến cho dòng máu trào ngược và ứ đọng ở tĩnh mạch, dẫn đến tĩnh mạch giãn ra.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây giãn tĩnh mạch nông chi dưới như:
- Công việc phải đứng hoặc ngồi lâu, ít đi lại.
- Người béo phì, người cao tuổi.
- Yếu tố di truyền, ước tính khoảng 80% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch có bố hoặc mẹ đã từng mắc bệnh.
- Phụ nữ mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai hàng ngày.
- Thói quen hút thuốc lá, vận động ít, mặc quần áo chật chội, mang giày cao gót, chế độ ăn uống ít chất xơ, uống ít nước….
- Tăng cân nhanh.
- Người có thói quen ăn nhiều tinh bột, hoặc đang bị táo bón cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới
Triệu chứng điển hình nhận biết giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có các biểu hiện:
- Đau tức chân, nặng chân, cảm giác khó chịu, bứt rứt ở bắp chân.
- Chuột rút nhiều khi nghỉ ngơi hoặc ban đêm.
- Nặng chân khi đứng hoặc ngồi lâu nhưng khi kê cao chân hoặc nghỉ ngơi thấy đỡ.
- Búi tĩnh mạch nổi to dưới chân có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc sờ thấy.
Diễn biến của giãn tĩnh mạch nông chi dưới được chia làm 3 giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn sớm: Các dấu hiệu đau chân, mỏi chân, chuột rút, tê bì chân… rất mờ nhạt, thường hết khi nghỉ ngơi khiến người bệnh chủ quan không đi thăm khám.
- Giai đoạn tiến triển: Giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các triệu chứng như ở giai đoạn sớm nhưng cường độ nặng hơn, kèm theo phù chân. Cẳng chân có thể xuất hiện các vết chàm da, màu sắc da chân thay đổi, tĩnh mạch nông giãn to hoặc nổi tĩnh mạch tương tự như mạng nhện.
- Giai đoạn cuối: Đây là thời điểm tĩnh mạch bị ứ máu quá lâu sẽ dẫn đến viêm loét. Trong tĩnh mạch còn có thể xuất hiện huyết khối, khiến các vết lở loét lan rộng, huyết khối tĩnh mạch cũng có thể di chuyển đến phổi làm thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong.
Theo tài liệu CEAP phân loại giãn tĩnh mạch nông chi dưới thành các cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Hình thành các triệu chứng: tê bì chân, chuột rút, mỏi chân… được gọi chung là triệu chứng cơ năng.
- Cấp độ 1: Biểu hiện giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch dưới da.
- Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch chân nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
- Cấp độ 3: Phù nề, biến đổi màu sắc da.
- Cấp độ 4: Chàm da, sạm da.
- Cấp độ 5: Thay đổi màu sắc da kèm theo vết loét.
- Cấp độ 6: Da chân biến đổi kèm theo loét tiến triển, khó lành.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới tiến triển âm thầm trong thời gian dài nên tốt nhất người bệnh hãy đi thăm khám từ giai đoạn sớm khi có các biểu hiện nặng chân, tê bì, đau mỏi nhẹ để điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới: Phòng tránh từ thói quen tốt cho tĩnh mạch
Để giảm thiểu nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch nông chi dưới, mỗi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để tăng cường lưu thông máu tốt hơn như:
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu làm tăng áp lực đến tĩnh mạch.
- Không tăng cân mất kiểm soát.
- Khi ngủ nên có thói quen kê cao chân để máu đổ về tim tốt hơn.
- Bổ sung chất xơ, vitamin, hoa quả, rau xanh trong chế độ ăn uống.
- Uống nhiều nước.
- Vận động thể dục thể thao hàng ngày, có thể tham khảo các bài tập Yoga, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng để tuần hoàn máu đến các cơ quan.
- Massage chân thường xuyên.
- Chị em nên hạn chế đi giày cao gót, thay thế thuốc tránh thai hàng ngày bằng biện pháp tránh thai khác an toàn hơn.
- Tạo thói quen ngồi làm việc không bắt chéo chân, nên có thời gian giải lao, vận động trong thời gian làm việc.
- Bổ sung những loại trái cây có múi vì nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có chứa hoạt chất Rutin, Hesperidin và Diosmin giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm suy giãn tĩnh mạch.
- Không nên ăn các loại mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, rượu bia, thuốc lá… làm gia tăng viêm tắc mạch máu.
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thể gây viêm loét, đau nhức, khiến người bệnh tự ti vì mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức