Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử

04:17 Ngày 19/10/2022
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới hình thành do cục máu đông xuất hiện bên trong lòng tĩnh mạch nông. Triệu chứng phổ biến nhất là sưng đỏ, đau âm ỉ ở chân, dẫn đến đi lại khó khăn. Để tìm hiểu thêm về viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới, mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới

Tĩnh mạch nông là hệ thống tĩnh mạch có kích thước nhỏ, vị trí nằm ngay gần da, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới hình thành do huyết khối xuất hiện trong thành mạch. Tuy nhiên, trường hợp này bị bệnh thường ít nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng như viêm loét, chàm da…. Đa phần chỉ gặp viêm tĩnh mạch nông do các tác động từ bên ngoài.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm tắc tĩnh mạch nông bao gồm:

- Người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch.

- Người bị giãn tĩnh mạch mạn tính.

- Phụ nữ đang mang thai.

- Người bị chấn thương, phải thực hiện phẫu thuật.

- Người đang bị ung thư.

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới nếu đi kèm với viêm tắc tĩnh mạch sâu rất nguy hiểm và khó điều trị. Lí do là bởi huyết khối có thể di chuyển theo lòng tĩnh mạch sâu đi đến động mạch phổi, làm đau tức ngực, khó thở, thậm chí đột tử.

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới

Cục máu đông gây viêm tắc tĩnh mạch 

Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới: Cần phân biệt với suy giãn tĩnh mạch

Khi bị viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như:

- Đau âm ỉ dọc đường tĩnh mạch bị bệnh.

- Xơ cứng và nổi tĩnh mạch.

- Sưng đỏ tĩnh mạch.

- Đau dọc đường tĩnh mạch.

Các dấu hiệu đau, sưng, nóng đỏ thường xuất hiện ngay ở vị trí viêm tắc. Người bệnh có thể thấy chân phù nề, đau nhiều. Triệu chứng trên cần được phân biệt với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông để có biện pháp điều trị phù hợp. Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường nhận thấy cơn đau mỏi âm ỉ, cảm giác nặng chân, phù chân, nóng chân đi kèm với dấu hiệu giãn tĩnh mạch nổi rõ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Diễn biến suy giãn tĩnh mạch thường âm thầm và ít để lại di chứng như viêm tắc tĩnh mạch.

Trường hợp mắc viêm tắc tĩnh mạch kèm theo dấu hiệu sốt cao không hạ cần phải được can thiệp y tế gấp để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng huyết.

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới

Phân biệt dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch nông và viêm tắc tĩnh mạch sâu 

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới: Cần chẩn đoán chính xác

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý mạch máu ngoại biên ít gặp. Một số bệnh lý phổ biến ở tĩnh mạch nông như: suy giãn tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông chiếm tỉ lệ cao hơn, nhưng dễ dàng điều trị hơn.

Ngoài dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm tĩnh mạch, chụp X – quang tĩnh mạch để xác định đúng vị trí cục máu đông, mức độ lưu thông máu và cấp độ viêm tắc để có phác đồ điều trị đúng đắn.

Đặc biệt, viêm tắc tĩnh mạch nông cũng cần được phân biệt với các bệnh lý khác như: viêm mô xơ, viêm mô tế bào, ban đỏ cứng, ban đỏ dạng nút, viêm mô mỡ dưới da.

Phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới

1. Điều trị nội khoa

Để giảm tình trạng viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc chống viêm Steroid, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống đông máu. Các loại thuốc kháng sinh này bắt buộc phải dùng đúng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa bởi nếu dùng sai liều lượng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Căn cứ vào vị trí của cục huyết khối ở trong lòng mạch mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp phù hợp nhất như:

- Vị trí huyết khối không nằm sát điểm nối đùi – hiển, không cần phẫu thuật, chỉ cần kết hợp dùng thuốc, nâng cao chân và làm nóng chân có thể làm tan huyết khối.

- Vị trí huyết khối tĩnh mạch nông nằm ở điểm nối đùi – hiển và có dấu hiệu lan rộng nên tiến hành phẫu thuật tách và thắt tĩnh mạch hiển. Muốn nhanh phục hồi có thể thực hiện cắt đoạn tĩnh mạch bị bệnh, sau đó nối tĩnh mạch khỏe mạnh để đảm bảo lưu thông máu.

- Phương pháp thông tĩnh mạch được thực hiện bằng ống thông chuyên dụng trong y tế, làm từ chất dẻo. Ống thông được kiểm tra, vô trùng để ngăn chặn nhiễm trùng và phản ứng tại chỗ viêm.

3. Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới bằng Đông y

Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới theo Y học cổ truyền là bệnh lý hình thành do máu huyết ứ trệ lâu ngày. Giai đoạn đầu khi huyết ứ sẽ dẫn tới mạch máu tắc nghẽn sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau, nhức chân. Bệnh càng nặng, ứ tắc càng lâu sẽ khiến biến dạng tĩnh mạch chân, làm biến dạng mô tế bào xung quanh, có thể dẫn đến lở loét, làm người bệnh đi lại rất khó khăn. Lở loét nặng có thể dẫn đến chảy máu, mủ, thậm chí nhiễm trùng tại chỗ.

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới theo quan điểm của Y học cổ truyền cần áp dụng các thảo dược thông huyết mạch, tán ứ, giúp tăng tuần hoàn máu, giảm nhanh kích cỡ cục máu đông. Ngoài ra, các thảo dược Đông y cũng mang lại công dụng “kép” giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn nhiễm hàn tà, phòng ngừa các bệnh lý về mạch máu.

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới rất phức tạp, bắt buộc phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể giải quyết triệt để huyết khối. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt hơn.

Tags: Bệnh lý tĩnh mạch nông , Viêm tắc mao mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức