Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
Vì sao tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ngày càng tăng cao?
Tỉ lệ người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ở Việt Nam chiếm khoảng 9 – 30%. Bệnh ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, vận động và làm việc. Các yếu tố làm gia tăng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bao gồm:
- Tuổi cao làm lưu thông máu kém hơn, ước tính 50% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông trên 50 tuổi, và khoảng 70% bệnh nhân ngoài 70 tuổi.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố và mẹ đều mắc suy giãn tĩnh mạch thì con có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần người bình thường.
- Bệnh gặp ở nữ giới tỉ lệ cao gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân là bởi nội tiết tố, mang thai, thói quen đi giày cao gót, tăng cân nhanh, sử dụng thuốc tránh thai… dẫn đến tăng áp lực đến thành mạch, làm suy giãn tĩnh mạch.
- Người làm công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ như: nhân viên PG, bán hàng, lái xe, giáo viên, công nhân đứng máy… khiến lưu lượng máu kém hơn.
- Người béo phì, thừa cân, ít vận động.
- Người phải tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm chích thuốc hàng ngày….
Suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng phổ biến bởi lối sống, sinh hoạt và yếu tố công việc khiến nhiều người ít vận động. Những thói quen được lặp đi lặp lại hàng ngày khiến máu huyết lưu thông kém, làm gia tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Huyết ứ gây giãn tĩnh mạch
Chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
1. Triệu chứng lâm sàng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới hình thành do ứ máu ở tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da. Tình trạng máu ứ kéo dài sẽ dẫn đến các triệu chứng:
- Tức chân, mỏi chân, nặng chân khi đứng hoặc ngồi, cơn đau có thể giảm khi nghỉ ngơi, nằm kê cao chân. Hiện tượng đau mỏi chân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý như: đau xương khớp, đau do chấn thương nên cần được thăm khám sớm.
- Sưng chân, phù nề ở vùng mắt cá chân.
- Ngứa chân.
- Chuột rút (vọp bẻ) vào ban đêm.
- Tĩnh mạch mạng nhện hoặc tĩnh mạch nông nổi to ngoằn ngoèo dưới chân.
- Khi bệnh nặng còn nhận thấy dấu hiệu thay đổi màu sắc da chân, chàm da, viêm loét chân.
Tĩnh mạch nổi li ti nhìn thấy rõ dưới da
2. Chẩn đoán cận lâm sàng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cũng cần được căn cứ dựa vào kết quả siêu âm mạch máu. Kĩ thuật siêu âm an toàn giúp đánh giá lưu thông máu ở vùng tĩnh mạch nông và sâu. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa cũng cần khảo sát lưu lượng máu ở vùng đùi, vùng tĩnh mạch khoeo để đánh giá tổn thương tĩnh mạch.
Kĩ thuật siêu âm cần chú ý các yếu tố: hình ảnh, mức độ chèn ép tĩnh mạch, lưu lượng máu ở tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ cần kết hợp đo thời gian trào ngược kết hợp với nghiệm pháp Valsalva đo áp lực ổ bụng, đánh giá tĩnh mạch hiển và tĩnh mạch đùi.
Bệnh nhân được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cũng cần được kiểm tra tĩnh mạch xuyên khi thăm khám. Nếu có biểu hiện trào ngược từ tĩnh mạch nông kéo dài lớn hơn 0,5 giây, với đường kính ≥ 3.5 mm được chẩn đoán suy tĩnh mạch xuyên.
3. Chẩn đoán các cấp độ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Theo tài liệu phân độ của CEAP, suy giãn tĩnh mạch nông gồm các cấp độ:
- Độ 0: Chưa nhìn thấy giãn tĩnh mạch, chỉ được phát hiện khi thực hiện kĩ thuật siêu âm mạch máu.
- Độ 1: Biểu hiện giãn mao mạch dưới da, hoặc giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng lưới.
- Độ 2: Giãn tĩnh mạch mạng nhện kèm theo giãn tĩnh mạch nông nổi to rõ.
- Độ 3: Các dấu hiệu nổi tĩnh mạch đi kèm phù nề.
- Độ 4: Có thêm biểu hiện loạn dưỡng da, chàm da, sạm da.
- Độ 5: Có thêm triệu chứng loét da nhưng các vết loét nhẹ, mau lành, thành sẹo.
- Độ 6: Loạn dưỡng da kèm theo các vết lở loét không lành sẹo.
Tùy thuộc vào các cấp độ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới nặng hay nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Mô phỏng diễn biến bệnh giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
1. Thuốc Tây y trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Thuốc Tây điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới thường dùng các loại: rutosides, diosmin, hesperidin mang lại công dụng giảm đau, giảm phù do suy giãn tĩnh mạch.
Các loại thuốc Tây cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
2. Thảo dược Đông y trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Đông y gọi suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là chứng Thanh Xà Độc khiến tĩnh mạch chân nổi ngoằn ngoèo như con rắn xanh ở bắp chân. Nguyên nhân gây bệnh là do huyết ứ, khí trệ. Vì vậy, để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch nông cần áp dụng các dược liệu hoạt huyết, trục huyết ứ, giảm viêm, thông kinh lạc, làm chắc thành mạch, giúp máu huyết di chuyển về tim.
Các bài thuốc Đông y áp dụng các thảo dược lành tính nên cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, kết hợp với ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp loại bỏ bệnh tận gốc.
Một số phương pháp khác điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
1. Dùng băng ép/ vớ suy giãn tĩnh mạch
Băng ép hoặc vớ y khoa giúp tạo áp lực đến thành mạch, làm thúc đẩy máu huyết từ chân quay trở về tim. Với các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông nhẹ nên sử dụng vớ tĩnh mạch áp lực thấp để máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh ứ máu tại chỗ.
2. Điều trị bằng tia Laser hoặc tần số Radio
Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh dấu các vị trí suy giãn tĩnh mạch, sau đó trong tư thế nằm ngừa, bác sĩ thực hiện sát trùng 2 chân bệnh nhân bằng Betadin, trải Drap, sau đó chọc tĩnh mạch rồi luồn catheter vào tĩnh mạch sao cho cách tĩnh mạch hiển khoảng 1.5 - 2 cm.
Tiếp tục thực hiện gây tê tĩnh mạch, bơm phồng tĩnh mạch rồi tiến hành điều trị phát nhiệt bằng Laser hoặc tần số Radio để làm teo nhỏ tĩnh mạch bị bệnh, khiến máu huyết phải lưu thông sang vùng tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
Phương pháp dự phòng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cần chú ý:
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, khi làm việc nên có thời gian giải lao 5 – 10 phút vận động chân tay để tăng tuần hoàn máu.
- Ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, tránh táo bón.
- Tránh tăng cân mất kiểm soát.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Chị em nên hạn chế dùng thuốc tránh thai, thay đổi thói quen đi giày cao gót… sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới gây không ít phiền toái cho người bệnh. Chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu kết hợp ăn uống, tập luyện đúng cách là yếu tố hàng đầu giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Suy van tĩnh mạch nông chi dưới và những điều ai cũng cần phải biết
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức