Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?

04:22 Ngày 17/10/2022
Cấu tạo của tĩnh mạch trong cơ thể gồm có tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Hệ thống tĩnh mạch đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ các cơ quan khác trở về tim. Để tìm hiểu thêm về tĩnh mạch nông là gì và bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông, bạn đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.

Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông là gì?

Cấu tạo của hệ thống tĩnh mạch gồm có: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong đó tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Tĩnh mạch sâu nằm trong cơ, có van tĩnh mạch hoạt động đóng mở 1 chiều để đẩy máu về tim. Tĩnh mạch xuyên kết nối các tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Ước tính khoảng 90% lượng máu chảy về tim là xuất phát từ các tĩnh mạch sâu, còn lại 10% là do tĩnh mạch nông dẫn truyền.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông hình thành khi tĩnh mạch nông bị ứ máu lâu ngày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu bởi các triệu chứng như:

- Giãn tĩnh mạch nông dưới da: Có thể giãn tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện hoặc tĩnh mạch nổi to thành búi tương tự như chiếc đũa, sờ vào thấy cứng và đau.

- Tê bì chân.

- Mỏi chân, cảm giác nặng chân.

- Chuột rút nhiều vào ban đêm.

- Đau nhức chân.

Suy giãn tĩnh mạch nông thường gặp ở khoảng 35% người trong độ tuổi lao động và khoảng 50% người trong độ tuổi nghỉ hưu, trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 3 lần nam giới. Đại đa số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông không biết mình mắc bệnh, làm bỏ qua các triệu chứng ở giai đoạn sớm, khiến việc điều trị khó khăn khi bệnh nặng. 

Tĩnh mạch nông

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch 

Yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch nông

Những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh:

- Người cao tuổi: Ước tính bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông trên 70 tuổi chiếm khoảng 70%.

- Di truyền: Người có bố hoặc mẹ mắc suy giãn tĩnh mạch nông sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần, đặc biệt cả bố và mẹ đều đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch thì nguy cơ cao gấp 4 lần bình thường.

- Giới tính: Bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều gấp 3 lần nam giới. Lí do là bởi ảnh hưởng của nội tiết tố nữ (progesterone và estrogen) đến thành mạch, thời kì mang thai, thói quen uống thuốc tránh thai, đi giày cao gót….

- Lối sống không lành mạnh: Người ăn ít chất xơ, bị táo bón, làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu, vận động ít….

- Cân nặng: Béo phì, thừa cân, tăng cân mất kiểm soát là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh.

Ngoài ra, suy giãn tĩnh mạch nông còn hình thành do các hoạt động tiêm truyền làm tổn thương tĩnh mạch. Tuy nhiên, các trường hợp này thường mắc bệnh nhẹ, các dấu hiệu viêm tĩnh mạch nông thường hết sau khi dừng tiêm, chích tĩnh mạch.

Chẩn đoán và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông cần chú ý điều gì?

1. Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nông

Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng như: mỏi chân, phù nề, nổi tĩnh mạch, chuột rút…, bác sĩ chuyên khoa còn đánh giá cấp độ suy giãn tĩnh mạch thông qua hình ảnh thu nhận được từ siêu âm tĩnh mạch.

Khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên sớm tới bệnh viên chuyên khoa bệnh lý về tim mạch, mạch máu để thực hiện thăm khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để điều trị triệt để suy giãn tĩnh mạch chân.

Tĩnh mạch nông

Suy giãn tĩnh mạch hình thành do ứ huyết lâu ngày 

2. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông như thế nào?

- Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông không dùng thuốc:

+ Nên tránh các tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm gây áp lực cho mạch máu.

+ Thay thế đi giày cao gót bằng các loại giày đế mềm, vừa với chân.

+ Không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, nên tăng cường vận động chân, tay để kích thích lưu thông máu.

+ Nằm ngủ kê cao chân.

+ Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.

+ Bổ sung các loại chất xơ, rau, củ, quả, uống nhiều nước.

+ Những người có nguy cơ cao mắc bệnh, công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ có thể sử dụng vớ y khoa áp lực thấp để cải thiện lưu lượng máu.

- Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng Tây y hiện đại:

+ Dùng thuốc làm bền tĩnh mạch như: Rutin, Venosan, Daflon, Ginkgo biloba…

+ Chích xơ tĩnh mạch: Áp dụng cho những trường hợp mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy giãn tĩnh mạch nông nhẹ. Chích xơ là tiêm thuốc làm xơ hóa thành mạch, khiến tĩnh mạch teo nhỏ và bắt buộc máu huyết phải lưu thông sang tĩnh mạch khỏe mạnh.

+ Liệu pháp Laser làm teo và mờ tĩnh mạch bị bệnh.

+ Phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch bị bệnh: Bao gồm phương pháp phẫu thuật Stripping, phương pháp Muller can thiệp nội mạch.

- Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông bằng thảo dược tự nhiên:

Y học cổ truyền gọi suy giãn tĩnh mạch là chứng Thanh Xà Độc hình thành do huyết ứ dẫn đến tĩnh mạch xanh, tím nổi ngoằn ngoèo dưới da. Quan điểm của Y học cổ truyền là chú trọng các dược liệu thông mạch, hoạt huyết, tăng cường miễn dịch sẽ giúp chống lại ngoại tà xâm nhập, làm giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Các thảo dược Đông y lành tính mang lại hiệu quả cao nhưng cần phải áp dụng lâu dài kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm bệnh.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về tĩnh mạch nông và bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông. Mỗi người cần chú ý vận động thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối để giảm thiểu nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.  

Tags: Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch , Bệnh lý tĩnh mạch nông
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức