Dùng vớ y khoa chữa suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần lưu ý
Bài viết liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo quan điểm Đông y
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có điều trị được không?
Tìm hiểu chung về vớ y khoa
Vớ y khoa là loại vớ được thiết kế chuyên biệt, thường dùng trong lĩnh vực y tế. Loại vớ này có độ dài từ chân đến khu vực đùi hoặc đầu gối.
Nguyên lý hoạt động của loại vớ này là tạo áp lực ở khu vực bắp chân để đẩy máu di chuyển lên trên. Đa số vớ y khoa được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Vớ y khoa hoạt động như thế nào?
Vớ y khoa được tạo nên từ chất liệu mang tính đàn hồi cao, có khả năng ôm chặt bàn chân, tạo thành áp lực để đẩy dòng máu lên đầu gối. Tùy thuộc vào từng loại vớ mà áp lực khác nhau, giúp ép đến cơ cẳng chân, từ đó máu sẽ di chuyển về tim, giảm ứ trệ bên dưới bắp chân và cổ chân, loại bỏ các triệu chứng phù nề, khó chịu. Ngoài ra, dùng vớ y khoa cũng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Cơ chế hoạt động của vớ y khoa
Lưu ý khi sử dụng vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch
1. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nên dùng vớ y khoa?
Bệnh nhân có triệu chứng mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ có thể sử dụng vớ y khoa để thúc đẩy lưu thông máu. Trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch sâu có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sẽ khiến cản trở tuần hoàn máu. Những bệnh nhân này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, để tránh nguy cơ cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến động mạch phổi rất nguy hiểm.
2. Nên sử dụng vớ y khoa trong bao lâu?
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên dùng vớ y khoa vào ban ngày, không nên dùng vào buổi tối khi đi ngủ. Khi ngủ, bạn nên kê chân lên cao để dòng máu chảy về tim tốt hơn.
3. Hướng dẫn chọn kích cỡ vớ y khoa
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn cần được bác sĩ tư vấn chọn vớ y khoa phù hợp. Hiện nay có 3 loại vớ chính là:
- Class 1: Loại vớ này tạo áp lực 15 – 20 mmHg, tạo dòng áp lực ở cổ chân là 15, ở bắp chân là 20.
- Class 2: Vớ tạo áp lực 20 – 30 mmHg (nghĩa là áp lực cổ chân là 20, bắp chân là 30).
- Class 3: Loại vớ có áp lực 30 – 40 mmHg (nghĩa là áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40).
Chọn vớ y khoa phù hợp, đúng size cần căn cứ vào mức độ suy giãn tĩnh mạch thì mới đem lại hiệu quả.
Chọn đúng size tăng hiệu quả trị suy giãn tĩnh mạch
3. Nên chọn vớ có độ dài đến đùi hay gối
Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên khá nóng, vì vậy các loại vớ có độ dài đến gối sẽ đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Bạn nên mang vớ y khoa khoảng 3 tiếng, sau đó dừng 2 – 3 tiếng, chỉ đeo ban ngày, không nên dùng ban đêm.
4. Đối tượng nào không nên dùng vớ y khoa?
Vớ y khoa có tác dụng ép cơ và mạch máu cẳng chân để máu di chuyển đến tim. Những người có cục máu đông trong lòng huyết khối, bị viêm loét, hoại tử… không nên mang vớ y khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm.
5. Dùng vớ y khoa thường xuyên có sao không?
Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế và dùng chất liệu y tế chuyên biệt nên cần sử dụng và thay thế, giặt theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh ngứa da, teo cơ. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên thay vớ y khoa khoảng 6 tháng/ lần để chọn kích cỡ phù hợp nhất.
6. Mẹo nhỏ cho người dùng vớ y khoa
Bạn nên dùng vớ loại Class 1 trong lần đầu nếu mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ để đôi chân được quen dần với áp lực của vớ y khoa. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi có thể sử dụng Lotion giúp kiểm soát mồ hôi, ngăn ngừa mùi khó chịu. Sau 6 tháng bạn nên thay vớ mới để tăng hiệu quả trị suy giãn tĩnh mạch.
Trên đây là những hiểu biết về vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết giúp lựa chọn phương pháp trị giãn tĩnh mạch tốt nhất.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức