Phân biệt viêm tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch
Bài viết liên quan:
Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch nông có ưu và nhược điểm gì?
Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo Y học cổ truyền
Dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần lưu ý
Suy giãn tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch: Không loại trừ 1 ai
Đây là 2 căn bệnh tự phát. Độ tuổi mắc viêm tĩnh mạch nông hay suy giãn tĩnh mạch không loại trừ bất kì ai, đặc biệt là nhóm người phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, phụ nữ có thai, người mắc ung thư…. Một số bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc giãn tĩnh mạch trước đó, hoặc van tĩnh mạch bị suy giảm chức năng. Những chị em béo phì, thừa cân, đứng hoặc ngồi quá lâu đều làm gia tăng mức độ bệnh.
Nguyên lý gây suy giãn tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch hầu hết đều do tổn thương van tĩnh mạch, dẫn đến máu bị ứ đọng lâu ngày làm tĩnh mạch suy yếu. Giai đoạn đầu thường khó nhận biết bệnh.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nông thường là nổi tĩnh mạch dưới da ngoằn ngoèo, kèm theo tê mỏi chân, dị cảm, chuột rút. Viêm tĩnh mạch nông thường được nhận biết bằng những cơn đau, mỏi chân, nặng chân, phù nề, sưng đỏ, nặng hơn có thể sốt do nhiễm trùng.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch nông dưới da
Thực chất đây đều là bệnh lý liên quan đến mạch máu, không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Viêm tĩnh mạch nông gây biến chứng nặng hơn, mức độ viêm có thể lan rộng đến tĩnh mạch sâu, khiến bệnh nhân bị phù nề chân. Thậm chí cục huyết khối có thể hình thành trong lòng tĩnh mạch sâu, khi di chuyển lên phổi sẽ gây các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, gây tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời.
Viêm tĩnh mạch nông có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch sâu gây lở loét hoại tử
Một số lưu ý khi mắc bệnh lý về tĩnh mạch
Tốt nhất khi có các triệu chứng đau, sưng, nổi tĩnh mạch, bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy vào tình hình bệnh lý mà bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc chống đông máu….
Hiện nay rất nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị theo Y học cổ truyền, chú trọng các dược liệu bổ máu huyết, hoạt huyết, tăng cường sức bền thành mạch để ngừa cục máu đông, thúc đẩy lưu thông máu sẽ giúp trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý kết hợp một số biện pháp sau:
- Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với huyết khối tĩnh mạch. Cục huyết khối thường nằm sâu trong cơ, gây bít tắc dòng chảy trong tĩnh mạch kèm theo biểu hiện sưng, nóng tĩnh mạch. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh cần được tư vấn tập thể dục phù hợp, giảm cân lành mạnh, điều hòa huyết áp, kết hợp đi vớ tĩnh mạch (áp dụng cho suy giãn tĩnh mạch).
- Không đứng hoặc ngồi lâu, kê cao chân khi ngủ cũng giúp mạch máu lưu thông tốt hơn.
- Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho mạch máu như: rau xanh, hoa quả, các loại hạt, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Trên đây là một số cách phân biệt viêm tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch. Khi nhận thấy các biểu hiện đau mỏi bắp chân, nổi tĩnh mạch dưới da, bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức