90% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đang có quan điểm sai lầm này

03:38 Ngày 29/10/2021
Suy giãn tĩnh mạch làm tĩnh mạch nổi to dưới chân, cản trở vận động. Thống kê cho thấy rất nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch hiểu chưa đúng hoặc tự ý điều trị bệnh không đúng cách khiến bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng. Dưới đây là những quan điểm sai lệch đa số bệnh nhân đều mắc phải.

Bài viết liên quan:

18 mẹo hay giúp đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch mãn tính

Phân biệt viêm tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch 

6 cách đơn giản phòng tránh giãn tĩnh mạch mạng nhện 

1. Chích lể lấy máu

Phương pháp chích hoặc rạch tĩnh mạch để máu chảy ra rồi dùng băng ép lại là biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thời xa xưa. Tự ý rạch hoặc chích tĩnh mạch không thể điều trị bệnh mà còn làm tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng nếu không chăm sóc vết thương đúng cách.

Y học hiện nay không sử dụng phương pháp này nhưng rất nhiều người cho rằng chỉ cần loại bỏ phần máu ứ đọng là sẽ giúp chữa khỏi bệnh. Bạn không nên áp dụng biện pháp này vừa gây đau đớn, vừa khiến mất máu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý khác.

suy giãn tĩnh mạch

Chích lể lấy máu tĩnh mạch tăng nguy cơ nhiễm trùng chân 

2. Dùng dầu nóng thoa chân hoặc ngâm chân bằng nước nóng

Rất nhiều người nhầm tưởng suy giãn tĩnh mạch sẽ được cải thiện nhờ thoa dầu nóng hoặc ngâm chân bằng nước nóng. Tuy nhiên, phương pháp này lại làm bạn đau nhức trầm trọng hơn, khó chịu hơn.

Thực tế, suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ hỏng van tĩnh mạch, khiến máu ứ đọng trong lòng mạch, làm các mạch máu dưới da giãn nở, khiến bạn đau chân và vận động chân khó khăn.

Khi gặp nhiệt độ cao, tĩnh mạch sẽ giãn nở, van tĩnh mạch cũng nở theo dẫn đến máu ứ nhiều hơn, gia tăng đau nhức và khó chịu hơn. 

Bạn nên thay thế bằng phương pháp ngâm chân nước lạnh, nhiệt độ thấp sẽ giúp các tĩnh mạch co nhỏ lại, ngăn chặn ứ đọng, đau nhức thành mạch.

3. Từ bỏ thói quen đi bộ hàng ngày

Nhiều bệnh nhân thấy chân đau nhức, nổi tĩnh mạch nên đã từ bỏ thói quen đi bộ vì lo sợ bệnh nặng nề hơn. Tuy nhiên thực tế đi bộ lại rất tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch.

Đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, đi bộ còn ngăn ngừa béo phì, thừa cân. Khi đi bộ, động tác co duỗi chân sẽ giúp cơ cẳng chân được hoạt động, tạo lực ép vào tĩnh mạch sâu, khiến máu huyết đẩy về tim tốt hơn. Từ đó giảm nhanh ứ máu ở tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau, khó chịu của suy giãn tĩnh mạch. Do vậy, bạn nên duy trì thói quen đi bộ hằng ngày sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh lý của mình.

Tuy nhiên, những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu, có dấu hiệu loét, hoại tử chân hoặc bị cứng khớp cổ chân, không nên đi bộ. Trường hợp này bạn nên tham khảo các bài tập vật lý trị liệu để cổ chân được linh hoạt, sẽ giúp cải thiện các cơn đau.  

Nếu bạn đi bộ cảm thấy đau hơn, nên thăm khám kĩ để loại trừ các bệnh lý khác như xương khớp, đau thần kinh, tắc động mạch… để có biện pháp điều trị kịp thời.

suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ giúp cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch 

4. Sử dụng thuốc điều trị bừa bãi

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo giúp trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều loại thuốc không được kiểm chứng về chất lượng và vẫn được bày bán tràn lan.

Thậm chí, có nhiều người chưa từng đi thăm khám, chỉ thấy đau nhức chân đã đi ra các hiệu thuốc kháng viêm, giảm đau. Thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh bớt đau nhức, nên nhầm tưởng đã khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng thực chất các loại thuốc Tây rất có hại cho sức khỏe và không thể điều trị nếu không đi thăm khám cụ thể. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám ở cơ sở uy tín, xác định cấp độ suy giãn tĩnh và dùng thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa mới đem lại hiệu quả điều trị.

5. Quên lịch tái khám và theo dõi sau khi phẫu thuật

Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ thường tư vấn bạn uống thuốc, thay đổi những thói quen có tốt cho tĩnh mạch như không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ngồi đúng tư thế, đi ngủ kê cao chân, ăn thực phẩm tốt cho mạch máu… kết hợp mang vớ y khoa để hỗ trợ trị bệnh. Mục đích chính là điều trị suy giãn tĩnh mạch, cải thiện thẩm mỹ cho đôi chân và ngăn ngừa bệnh nặng.

Suy giãn tĩnh mạch kéo dài thường gây mãn tính, không thể tự khỏi nếu không dùng thuốc. Trường hợp phẫu thuật chủ yếu áp dụng cho những bệnh nhân điều trị nội khoa không khỏi. Hiện nay có các phương pháp chích xơ, mổ cắt – nối tĩnh mạch, đặt stent tĩnh mạch… Tùy vào tình hình bệnh lý của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Sau khi phẫu thuật bạn nên tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều người chủ quan thấy bệnh đỡ đã dừng điều trị, không tuân thủ sinh hoạt, ăn uống tốt cho mạch máu sẽ khiến bệnh tái phát.

Ước tính 70% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch không biết mình đang bị bệnh. Điều này khiến phát hiện bệnh muộn và điều trị khó khăn hơn. Khi nhận thấy các dấu hiệu đau chân, nổi tĩnh mạch, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Tags: Giãn tĩnh mạch chân
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
90% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đang có quan điểm sai lầm này
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức