6 cách đơn giản giúp phòng tránh suy giãn tĩnh mạch mạng nhện
Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có cần phải điều trị không?
Triệu chứng và 8 cách đơn giản phòng ngừa giãn tĩnh mạch mạng nhện
75% phụ nữ trên 18 tuổi mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện
Ai có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch mạng nhện?
Giãn tĩnh mạch mạng nhện chủ yếu gặp ở vùng mặt, hoặc chân, gặp nhiều ở nữ giới và người cao tuổi. Tĩnh mạch thực hiện mang máu từ chân, cánh tay quay trở về tim theo cơ chế đóng mở van tĩnh mạch tự động. Van tĩnh mạch giúp máu huyết lưu thông, ngăn chặn máu ứ đọng trong lòng mạch. Khi van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả thì đương nhiên máu sẽ ứ lại, làm tĩnh mạch giãn ra. Đa phần giãn tĩnh mạch mạng nhện xảy ra ở chân do cấu tạo phức tạp và tĩnh mạch nằm cách xa chân nên máu huyết lưu thông kém hơn.
Đối tượng cao mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện là phụ nữ mang thai, chị em dùng thuốc tránh thai, người béo phì, thừa cân, ít vận động, làm việc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Những người thuộc nhóm đối tượng này nên áp dụng các biện pháp phòng tránh giãn tĩnh mạch mạng nhện dưới đây.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
6 cách đơn giản giúp phòng giãn tĩnh mạch mạng nhện
1. Dùng kem chống nắng
Những người có làn da nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch hoặc vỡ mao mạch trên da. Để ngăn chặn nguy cơ bị ung thư da hoặc ngăn ngừa giãn tĩnh mạch mạng nhện, bạn nên bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng và mặc đồ bảo hộ khi đi ra ngoài.
Các vùng tĩnh mạch nhạy cảm ở bắp chân và mắt cá chân cũng nên dùng kem chống nắng để ngăn chặn bệnh.
2. Không nên đứng hoặc ngồi lâu
Đứng hoặc ngồi theo thời gian dài, nhất là tư thế bắt chéo chân sẽ khiến tuần hoàn máu bị ứ đọng dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, bạn không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, để máu huyết được lưu thông sẽ ngăn chặn giãn tĩnh mạch.
Bạn nên để chân vận động thường xuyên, máu huyết được lưu thông khỏe mạnh. Bạn nên vận động 2-3 phút trong giờ làm việc sẽ giảm thêm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch.
3. Kê cao chân khi ngủ
Khi ngủ kê cao chân sẽ giúp cho máu huyết đổ về tim tốt hơn, làm giảm ứ trệ mạch máu, giúp giảm áp lực đến tĩnh mạch.
Bạn có thể dùng gối kê chân hoặc sử dụng loại gối chuyên dụng có góc nghiêng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Kê cao chân khi ngủ giảm suy giãn tĩnh mạch
4. Mang giày dép, mặc quần áo rộng rãi
Bạn không nên mặc đồ chật sẽ khiến máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch. Đi giày dép chật cũng khiến mạch máu không được lưu thông, làm tăng suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, chị em không nên đi giày cao gót để giảm áp lực cho mạch máu.
5. Mang vớ (tất) nén chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng vớ tĩnh mạch thường bán ở các cơ sở y tế. Loại vớ này có nhiều kích cỡ khác nhau, còn được gọi là vớ áp lực, để kích thích dòng chảy trong lòng mạch máu, ngăn chặn máu ứ đọng. Bạn nên chọn kích cỡ phù hợp với chân của mình, sau 6 tháng nên thay loại vớ tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vớ chỉ nên đeo vào ban ngày, không nên dùng vào ban đêm.
6. Ăn uống phòng tránh suy giãn tĩnh mạch mạng nhện
Bạn đang thừa cân, béo phì nên giảm cân lành mạnh, ăn ít chất béo, đồ chiên rán, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để duy trì cân nặng đạt chuẩn BMI sẽ cải thiện nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch.
Tăng cường ăn nhiều chất xơ, giảm lượng muối để ngăn chặn giữ nước sẽ khiến chân sưng, phù nề nhiều hơn. Nhóm thực phẩm nhiều muối như thức ăn sẵn, xúc xích, lạp xưởng…
Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc… kết hợp vận động, tập thể dục thường xuyên (chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt.
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện là căn bệnh thường gặp. Bạn nên ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn bệnh.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức