18 mẹo hay giúp đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch mạn tính
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn đeo và bảo quản vớ trị suy giãn tĩnh mạch
Dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần lưu ý
Phụ nữ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nông cao hơn nam giới
1. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Nếu bạn bị táo bón sẽ khiến cho tĩnh mạch chịu nhiều áp lực hơn, khiến máu ứ đọng và khó lưu thông hơn. Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày bạn nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ như: ngũ cốc, trái cây, khoai lang, khoai tây, rau quả lá xanh… để ngăn chặn táo bón.
2. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Cơ thể của chúng ta chiếm 70% là nước. Khi thiếu nước hoạt động của hệ tuần hoàn cũng kém đi, Gan và Thận đào thải độc tố kém. Vì vậy, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Uống đủ nước tốt cho sức khỏe
3. Mang giày đế thấp
Suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều ở nữ giới một phần là do thói quen đi giày cao gót khiến tăng áp lực đến thành mạch. Chị em nên tham khảo giày thể thao, giày đế thấp mềm mại để máu huyết được lưu thông tốt hơn.
4. Đừng mặc quần áo bó sát
Thói quen mặc quần áo bó sát, nhất là vùng hông và chân làm máu lưu thông kém. Bạn nên mặc đồ rộng rãi giúp vận động thoải mái, máu huyết điều hòa đến các cơ quan.
5. Nên đi bộ nhiều, vận động thường xuyên
Bạn có thể đi bộ lên cầu thang thay vì đi thang máy, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để máu huyết được lưu thông khắp cơ thể, ngăn chặn ứ máu.
Đi bộ giúp máu huyết được lưu thông
6. Nên ngồi đúng tư thế
Tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm đều khiến tĩnh mạch chịu nhiều áp lực, máu huyết lưu thông kém. Bạn nên ngồi thẳng lưng, hai chân song song nhau sẽ giúp vận chuyển máu tốt hơn.
7. Nên thay đổi tư thế thường xuyên
Có rất nhiều công việc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Bạn nên thay đổi tư thế nhiều lần, có giờ giải lao, vận động trong khi làm việc sẽ giúp giải tỏa bớt áp lực đến tĩnh mạch.
8. Không khiêng vác vật nặng
Khi xách đồ nặng, mang vác các vật nặng khiến trọng lượng tăng, dồn máu xuống chân nhiều hơn khiến tĩnh mạch bị quá tải. Bạn có thể giảm thiểu bằng cách để đồ lên xe đẩy.
9. Thử xoay tròn bàn chân trên gót chân
Đây là bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Lấy gót chân làm điểm tựa, xoay tròn bàn chân để máu huyết được lưu thông.
10. Nhón gót chân khi ngồi lâu
Cách đơn giản này cũng giúp giảm bớt áp lực đến tới tĩnh mạch.
11. Gõ nhịp chân khi phải ngồi lâu
Nếu bạn là nhân viên văn phòng, người làm việc phải ngồi lâu một chỗ thì nên thực hiện bài tập này nhiều lần để điều hòa máu.
12. Đá chân hoặc co duỗi chân xen kẽ khi ngồi lâu
Bài tập đơn giản co và duỗi chân xen kẽ nhau, hoặc nhón chân, nhấc chân lên, hạ chân xuống… đều tốt cho tĩnh mạch.
13. Tập thể thao thường xuyên
Bạn nên dành thời gian chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội… đều là những môn thể thao được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích.
14. Không nên chơi thể thao quá sức
Bác sĩ khuyên bạn không nên chơi thể thao quá sức khi mắc suy giãn tĩnh mạch. Các bộ môn như tập thể hình, cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, bóng đá, bóng chuyền… nên hạn chế.
15. Kê cao chân khi ngủ
Bạn nên kê cao chân khi ngủ, tạo thành góc 45 độ để máu chảy về tim tốt hơn.
Tạo góc 45 độ giúp đẩy máu về tim
16. Nên xả chân bằng nước lạnh
Bạn không nên tắm bằng nước nóng hoặc ngâm chân nước nóng khi mắc suy giãn tĩnh mạch bởi nhiệt độ cao làm cho mạch máu giãn nở nhiều hơn. Thay vào đó nên ngâm chân nước lạnh, xả chân bằng nước lạnh sẽ giúp tĩnh mạch co lại, thúc đẩy lưu thông máu.
17. Không tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao
Ánh nắng Mặt Trời có thể khiến tĩnh mạch của bạn giãn nở to hơn. Bạn không nên để chân tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ giảm bớt các triệu chứng đau, sưng tĩnh mạch.
18. Nên mang vớ y khoa
Vớ y khoa giúp tạo áp lực đến thành mạch, đẩy máu lưu thông từ chân đến tim, giúp tăng hiệu quả trị suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên chọn size vớ phù hợp, đeo vớ vào ban ngày, không nên đeo vào ban đêm.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức