Kĩ thuật mổ Hội chứng ống cổ tay: Những điều cần lưu ý
Bài viết liên quan:
Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Đau khớp ngón tay cái: Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay
Đau khớp cổ tay: Là biểu hiện của bệnh gì?
Nhận biết căn bệnh Hội chứng ống cổ tay
Người bệnh sẽ có một số dấu hiệu lâm sàng như:
- Cảm thấy đau, tê bàn tay.
- Dị cảm, bị châm chích như kiến cắn.
- Đau, tê nhiều ở các ngón cái, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn.
- Cơn đau gia tăng vào ban đêm, nhất là khi ngủ.
- Cảm thấy tay yếu, cử động khó khăn, khó cầm nắm đồ vật, khó lái xe….
- Teo một phần khu vực cơ gò cái.
Khi đi thăm khám, bác sĩ có thể tiến hành một số nghiệm pháp để chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay như:
- Nghiệm pháp Tinel: Thực hiện gõ nhẹ vào dây thần kinh giữa ở phần cổ tay, nếu nhận thấy luồng điện hoặc cảm giác đau, tê như có kiến cắn.
- Nghiệm pháp Phalen: Bệnh nhân gập cổ tay trong khoảng 60 giây, thấy đau, tê phần cổ tay, gặp ở khoảng 70 – 80% bệnh nhân.
- Nghiệm pháp Garrot: Thực hiện áp lực Garrot tạo áp lực giữa tâm thu và tâm trương ở ống cổ tay gây liệt trong khoảng 1 phút. Người mắc Hội chứng ống cổ tay gây thiếu máu và dẫn đến liệt cơ. Nghiệm pháp này còn gây teo ngón cái, thay đổi màu da, loạn dưỡng mồ hôi tay, ngón tay và móng tay, gây bất thường, sưng phù ở cổ tay.
Khi thăm khám, bác sĩ cần phân biệt một số bệnh lý khác như: viêm khớp vai, viêm lồi ngoài cánh tay, viêm gân, bệnh Raynaud, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm bao hoạt dịch gân gấp cổ tay, u nang hoạt dịch khớp cổ tay… bằng một số biện pháp cận lâm sàng như:
- Chụp X – quang loại trừ nguyên nhân gây đau ống cổ tay là do bệnh lý xương cột sống.
- Thực hiện điện cơ đồ - EMG (electromyography) để chẩn đoán có nên thực hiện phẫu thuật ống cổ tay không. Nếu kết quả dẫn truyền < 4,4 miliseconds > 5 miliseconds, đánh giá tổn thương mức độ vừa. Trường hợp lớn hơn
6 miliseconds sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật ống cổ tay.
Hình ảnh giải phẫu Hội chứng ống cổ tay
Biện pháp nội khoa điều trị Hội chứng ống cổ tay
- Dùng thuốc: Tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc lợi tiểu, Oestrogen, thuốc kháng viêm, vitamin B6 để giảm bớt các triệu chứng sưng, đau, tê bàn tay.
- Hạn chế các hoạt động mạnh gây đau cổ tay quá mức.
- Kết hợp nẹp bột hoặc nẹp vải bàn tay để hạn chế cử động nhiều ở khớp cổ tay.
- Tiêm thuốc Corticoides vào ống cổ tay nếu có biểu hiện viêm và phù quanh dây thần kinh giữa. Phương pháp tiêm chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm và phù dây thần kinh giữa.
Phương pháp phẫu thuật ống cổ tay
Biện pháp điều trị phẫu thuật Hội chứng ống cổ tay
Phẫu thuật được chỉ định dùng cho những trường hợp tiến hành nẹp bột hạn chế vận động nhưng không cải thiện triệu chứng đau; người đau nhiều, người đã tiêm Corticoides nhiều lần nhưng vẫn tái phát, 2,3 lần tái phát lại hoặc bệnh nhân có dấu hiệu u chèn ép phần cổ tay.
Phương pháp mổ hở kết hợp gây tê tại chỗ, ga rô hơi và áp dụng kĩ thuật mổ rạch ra kinh điển theo nếp gấp gò cái, hoặc đường rạch da chữ L, đường rạch ngang (tùy thuộc vào tình hình bệnh).
Sau khi mổ cần kiểm tra xung huyết quanh phần gân gấp, dính bao thần kinh hoặc mất bao Myelin, thắt nghẽn sợi trục… để cải thiện tình hình bệnh.
Hình ảnh dây thần kinh sau mổ hội chứng ống cổ tay
Ngoài ra, phẫu thuật bóc tách sợ dây thần kinh cũng được áp dụng choc ác trường hợp đau và dị cảm ở khu vực bàn tay.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải treo tay lên cao hoặc nẹp cổ tay khoảng 2 tuần để giảm đau và bớt phù nề. Khoảng tuần 3 – 4, bệnh nhân nên băng cổ tay, cử động nhẹ nhàng. Sau tuần thứ 5, bệnh nhân có thể thực hiện một số công việc nhẹ.
Tuy nhiên, khi thực hiện phẫu thuật bạn cần cân nhắc tránh nhiễm trùng, hở vết thương, đau và dính vết mổ, đau do sẹo lồi, cầm nắm vật yếu, cứng khớp cổ tay, ngón tay, loạn dưỡng tay.
Kết quả sau phẫu thuật có thể giảm khoảng 85% triệu chứng đau, tê. Tuy nhiên người bệnh thường phục hồi chậm. Do vậy, khi thực hiện phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay bạn nên cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để cải thiện bệnh tốt nhất.
-
Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
-
Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
-
Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay áp dụng sao cho đúng?
-
Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị theo bác sĩ chuyên khoa
-
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức