Có nên mổ ống cổ tay không? Bí quyết hay tránh tái phát bệnh
Có nên mổ ống cổ tay không? Mổ ống cổ tay chỉ áp dụng cho những đối tượng nào?
Mổ ống cổ tay còn được gọi là phương pháp phẫu thuật hội chứng ống cổ tay. Đây là một trong những biện pháp điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến nhất. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mổ hội chứng ống cổ tay chỉ nên áp dụng cho những người hợp đã điều trị vật lý trị liệu, dùng thuốc nhưng không có hiệu quả, hoặc đang phải đối mặt với biến chứng teo cơ tay.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh không cần phải phẫu thuật mà nên thay đổi lối sống, vận động cổ tay đúng cách, nẹp ống cổ tay hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng sưng, đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền giúp tăng cường lưu thông máu, giảm bớt áp lực đến ống cổ tay.
Nhiều người thắc mắc “có nên mổ ống cổ tay không” đã được bác sĩ giải đáp. Tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân nên đi thăm khám để được bác sĩ siêu âm, thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhất.
Mổ hội chứng ống cổ tay theo phương pháp truyền thống
Mổ ống cổ tay cần lưu ý điều gì?
1. Tìm hiểu phương pháp mổ ống cổ tay
Mổ ống cổ tay là phương pháp giải phóng dây chằng, giúp giảm áp lực đến dây thần kinh giữa. Sau khi phẫu thuật, dây thần kinh giữa được giải phóng, dây chằng liền lại nhưng vẫn tạo nên không gian lớn hơn để dây thần kinh không bị chèn ép.
Quy trình mổ ống cổ tay được thực hiện theo 2 hình thức là mổ hở và mổ nội soi. Cả 2 hình thức mổ đều được thực hiện trong thời gian ngắn, người bệnh có thể về ngay trong ngày, không cần điều trị nội trú. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện cắt dây chằng thông qua vết mổ. Thời gian phục hồi sau khi mổ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, đa phần sau khoảng 1 – 2 tháng là người bệnh có thể thực hiện các hoạt động cơ bản.
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên người bệnh khi tiến hành phẫu thuật cần lưu ý:
- Trường hợp mổ mở truyền thống:
+ Người bệnh cần nhịn ăn khoảng 6 – 8 tiếng trước khi phẫu thuật.
+ Mổ mở không tiến hành gây mê, chỉ thực hiện gây tê tại chỗ nên các trường hợp phản ứng với thuốc gây tê cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
+ Quy trình phẫu thuật: Bác sĩ rạch da khoảng 2 – 5 cm kéo dài từ cổ tay đến lòng bàn tay. Sau khi rạch, phần da hai bên đường rạch sẽ được vén gọn sang 2 bên, để lộ ống cổ tay. Bác sĩ sẽ thực hiện tách riêng mặt dưới của dây chằng để giảm bớt áp lực đến dây thần kinh và dây chằng bên dưới, sau đó tiến hành giải phóng dây thần kinh giữa rồi thực hiện khâu thẩm mỹ, đóng đường rạch.
- Trường hợp mổ nội soi giải phóng ống cổ tay:
+ Quy trình mổ nội soi thường bắt đầu với đường rạch nhỏ ở phần cổ tay và lòng bàn tay. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện đưa 1 đường dẫn có chứa camera nhỏ để giúp bác sĩ quan sát giải phẫu ống cổ tay.
+ Dựa vào dụng cụ nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện cắt dây chằng để giải phóng dây thần kinh giữa. Mổ nội soi thường gây vết rạch nhỏ, mau lành, thời gian phẫu thuật ngắn nhưng chi phí khá cao.
Sau khi mổ ống cổ tay cần làm gì?
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau đường uống hoặc thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch. Để giảm bớt đau nhức, khó chịu sau mổ ống cổ tay, người bệnh cần chú ý:
- Thực hiện kê cao tay sau khi mổ.
- Có thể tham khảo chườm đá vào vùng vết thương để ngăn ngừa sưng, phù nề và giảm chảy máu.
- Sau phẫu thuật nhận thấy tình hình ổn định, bệnh nhân có thể xuất viện về nhà. Trường hợp có biến chứng (hiếm gặp) có thể phải ở lại theo dõi thêm.
- Sau khoảng 7 – 10 ngày làm phẫu thuật, bệnh nhân cần quay lại bệnh viện để tiến hành thủ thuật cắt chỉ.
- Không nên làm việc nặng nhọc hoặc mang vác các vật nặng ít nhất 1 tháng sau khi mổ.
- Không uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn ngay sau khi mổ để tránh bị loãng máu.
- Không thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại ống cổ tay như: dùng điện thoại, máy tính, lái xe… trong khoảng 1 tháng.
- Bệnh nhân có thể phải dùng nẹp cổ tay ngay cả khi ngủ, chỉ tháo nẹp khi tắm hoặc chườm đá để cố định cổ tay.
Nẹp cố định ống cổ tay giúp giảm áp lực đến dây thần kinh giữa
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể tắm không? Thực tế, bệnh nhân có thể tắm sau khi mổ khoảng 1 ngày. Khi vệ sinh cần giữ nguyên băng gạc để tránh nước thấm vào vết mổ có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Sau khi mổ nên dùng băng gạc bao lâu? Sử dụng băng gạc chỉ nên kéo dài khoảng 2-3 ngày sau mổ. Khi tháo băng cần chú ý rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước sạch, sau đó dùng khăn thấm khô. Bệnh nhân nên tự theo dõi và rửa vết mổ mỗi ngày.
Theo dõi vết mổ chảy dịch, có thể thay băng gạc khô. Trường hợp chảy dịch quá nhiều nên thay băng gạc ít nhất 2 lần mỗi ngày và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Bệnh nhân không nên ngâm vết thương vào nước, không thoa kem dưỡng lên vết mổ hoặc không tự ý tháo chỉ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Sau mổ ống cổ tay nên liên hệ bác sĩ khi nào?
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ hoặc tại vết mổ phát hiện thấy chảy dịch, đau nhức, sưng mủ…. nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây nhiễm trùng, hoại tử vết mổ.
Mổ ống cổ tay bao lâu thì phục hồi?
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng khi mổ ở bên tay thuận thường mất khoảng 6 – 12 tuần để khớp tay vận động trở lại bình thường. Nếu không phải mổ tay thuận chỉ cần hạn chế vận động khớp cổ tay trong khoảng 1 – 2 ngày.
Phẫu thuật ống cổ tay có thể để lại vết sẹo, nhiễm khuẩn hoặc huyết khối nên người bệnh cần chú ý theo dõi thêm.
Mổ ống cổ tay có tái phát không?
Sau khi mổ ống cổ tay, dây chằng ngang cổ tay sẽ dần nối liền lại nhưng tạo nên không gian rộng để hạn chế chèn ép đến dây thần kinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn có thể cảm thấy đau sau khi vết mổ liền sẹo.
Bác sĩ chuyên khoa đánh giá hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt và chức năng bàn tay vận động khá, giảm tình trạng tê bì, đau nhức tay. Tuy nhiên, chức năng bàn tay không thể bình thường như chưa có bệnh.
Tỉ lệ tái phát hội chứng ống cổ tay thấp, nhưng vẫn có không ít bệnh nhân phải tiến hành mổ lại do phẫu thuật cắt không hoàn toàn dây chằng hoặc do vết sẹo lớn.
Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc “Có nên mổ ống cổ tay không?” và những lưu ý sau khi mổ. Người bệnh nên cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế, bác sĩ có trình độ chuyên môn để hạn chế tối đa những biến chứng nếu quyết định tiến hành mổ hội chứng ống cổ tay.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức