Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có cần điều trị không?
Triệu chứng hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường gặp khi dây thần kinh giữa ở ống cổ tay bị chèn ép. Hệ quả dẫn đến các triệu chứng đau ống cổ tay, tê nhức dai dẳng không dứt. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng teo cơ, rối loạn khả năng vận động ở cổ tay.
Tỉ lệ người mắc hội chứng ống cổ tay đang có xu hướng tăng cao do yếu tố công việc lặp đi lặp lại khớp cổ tay nhiều. Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy biểu hiện tê nhức như có kiến bò ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Càng để lâu càng khiến cơ tay yếu đi, vận động tay khó khăn, cầm nắm đồ vật dễ rơi, vỡ.
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình chưa quá nghiêm trọng nhưng các biểu hiện tê tay kéo dài cũng khiến người bệnh rất khó chịu.
Chèn ép dây thần kinh giữa gây hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình là một trong những cấp độ của bệnh. Ước tính khoảng 70% bệnh nhân không rõ nguyên nhân mắc bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng hội chứng ống cổ tay là kết quả của sự kết hợp các yếu tố cấu tạo cổ tay, công việc, giới tính… như:
- Yếu tố di truyền: Những người có cấu tạo ống cổ tay nhỏ hơn người bình thường có thể khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép nhiều hơn.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới do cấu tạo đường hầm ống cổ tay của nữ giới nhỏ hơn.
- Do công việc: Những người làm việc phải lặp đi lặp lại hoạt động của cổ tay trong thời gian dài như: thợ cắt tóc, lái xe, nhân viên văn phòng… sẽ gây áp lực đến dây thần kinh giữa nhiều hơn.
- Do một số loại u: Người mắc bệnh u tế bào khổng lồ xương, u máu, u hạt tophy, u nang hoạt dịch… có thể gây lấn vị trí của ống cổ tay, chèn ép dây thần kinh giữa.
- Do mang thai: Trong quá trình mang thai có thể gây ứ dịch trong ống cổ tay khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép.
- Do bệnh Gout: Người mắc bệnh Gout sẽ khiến tinh thể Urat lắng đọng trong gân gấp khiến phì đại gân và viêm phì đại bao gân gấp làm tăng áp lực đến dây thần kinh giữa.
- Do một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, béo phì, viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp, suy thận… gây nên.
- Do tổn thương khớp cổ tay: Thường gặp ở người mắc viêm dây chằng, viêm khớp, chấn thương cổ tay, gãy xương, trật khớp.
Hội chứng ống cổ tay có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Ước tính tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày càng tăng cao do yếu tố công việc vận động lặp đi lặp lại cổ tay nhiều.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay
Điều trị hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình như thế nào?
Điều trị hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh thay đổi tư thế liên tục để cố định cổ tay, giúp giảm bớt cường độ cơn đau.
- Đeo nẹp cố định phần cổ tay để giảm bớt áp lực đến dây thần kinh giữa.
- Dùng thuốc chống viêm, giảm đau để ngăn chặn tê bì, đau nhức.
- Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để giúp kéo giãn dây thần kinh, giảm áp lực đến vùng cổ tay.
- Tránh các chuyển động tay và cổ tay lặp đi lặp lại để cải thiện triệu chứng sưng, đau.
- Trong khi làm việc nên có thời gian giải lao, dừng các hoạt động lặp đi lặp lại ở cổ tay.
- Không cầm nắm hoặc mang vác các đồ vật cùng 1 tư thế quá lâu.
- Không ngủ trong tư thế gối đầu lên tay hoặc làm cong cổ tay.
- Để cổ tay và bàn tay nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Kết hợp xoa bóp cổ tay, mu bàn tay và lòng bàn tay.
Trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình đã sử dụng thuốc và vật lý trị liệu trong thời gian dài không cải thiện nên tới bệnh viện để thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức