Tê ngón tay, bàn tay do hội chứng ống cổ tay phải làm sao?
Vì sao hội chứng ống cổ tay gây tê tay?
Cấu tạo ống cổ tay gồm có đường hầm ống cổ tay và các dây thần kinh giữa chi phối hoạt động của bàn tay. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi các dây thần kinh này bị chèn ép nên còn có tên gọi khác là: Hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa của tay.
Dây thần kinh giữa nằm bên trong ống cổ tay có nhiệm vụ chi phối cảm giác và hoạt động của các ngón tay, gan bàn tay. Phía trước ống cổ tay là dây chằng giữ gân gấp các ngón tay, phía sau là nền xương cổ tay. Do dây thần kinh chịu áp lực của ống cổ tay và xương cứng nên độ đàn hồi kém, dễ bị chèn ép gây nên hiện tượng tê ngón tay, bàn tay, cánh tay.
Hội chứng ống cổ tay xảy ra do dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép
Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay thường gây đau và tê buốt ở gan bàn tay như kim châm, kiến cắn. Hiện tượng châm chích thường xảy ra ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, ½ ngón áp út. Theo diễn biến của bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Bệnh nhẹ cảm giác như kim châm ở bàn tay.
- Giai đoạn nặng thấy đau nhiều, cảm giác bỏng rát, đau và nhức ở cánh tay, cẳng tay, tay yếu, cứng.
Tê tay là dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay
Các triệu chứng trên có thể gặp ở cả hai tay, nhưng chủ yếu xảy ra ở bàn tay thuận. Nặng hơn có thể thấy đau nhiều ở các ngón tay, triệu chứng tăng lên về đêm và sáng. Bệnh càng để lâu càng làm tăng nguy cơ mất cảm giác ở các ngón tay, yếu cơ tay, teo nhỏ ngón cái. Hiện tượng tê tay nặng hơn khi đi ngủ, đánh máy, lái xe,….
Đối tượng nào dễ mắc hội chứng ống cổ tay?
Hội chứng ống cổ tay gây tê tay chủ yếu gặp ở người làm công việc lái xe, dân văn phòng, thợ cơ khí, vận động viên,… những người thường xuyên phải cử động tay lặp đi lặp lại một tư thế dẫn đến phù nề, chèn ép dây thần kinh giữa. Một số chấn thương như bị ngã có thể dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp dẫn đến đau, tê.
Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy tê buồn, dị cảm với cường độ nhẹ khiến hầu hết người bệnh đều chủ quan. Tiến triển bệnh càng nặng càng gây chèn ép đến các rễ dây thần kinh, làm giảm hoạt động của các khớp tay. Thậm chí, nặng nề hơn có thể gây teo cơ, mất khả năng vận động, việc đơn giản như cầm bút cũng trở nên khó khăn.
Nếu phát hiện và điều trị sớm thì chức năng của bàn tay sẽ sớm được cải thiện. Phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ khiến các thương tổn thần kinh ở tay rất khó phục hồi.
Cách phòng ngừa và đẩy lùi tê tay do hội chứng ống cổ tay
Để ngăn chặn hội chứng ống cổ tay, bạn nên thay đổi tư thế vận động khớp cổ tay thường xuyên. Với trường hợp phải làm công việc lặp đi lặp lại cổ tay mỗi ngày, bạn nên massage tay để tăng cường lưu thông máu huyết sẽ giúp hết ngay triệu chứng đau, tê. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động, tập các bài tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh, tuần hoàn máu huyết tốt.
Khi có các triệu chứng đau, tê tay kéo dài nhiều ngày, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn. Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng tê bì chân tay, hãy liên hệ ngay hotline: 1800 0037 để được dược sĩ tư vấn.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức