Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
Bài viết liên quan:
Biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả nhất
Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Không đơn giản như bạn nghĩ!
Huyết khối tĩnh mạch sâu không chỉ đơn giản gây đau tức ở chân, mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn đến đột tử bất ngờ. Căn bệnh hình thành do có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây ứ huyết, lưu lượng máu nuôi các chi giảm nhanh chóng, dẫn đến đau nhức, tê bì, thậm chí có thể gây lở loét, hoại tử vùng chi nếu không được điều trị kịp thời.
Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó có 8 nhóm đối tượng có khả năng mắc huyết khối tĩnh mạch cao nhất như:
- Trẻ bị sinh non: Điều bất ngờ là nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh non trước 37 tuần có nguy cơ cao mắc bệnh ở tuổi ấu thơ và khi trưởng thành.
- Một số yếu tố di truyền: Trên tạp chí Hematology của Anh khẳng định những người bị huyết khối tĩnh mạch thường kèm theo yếu tố di truyền thiếu hụt protein S và protein C hoặc mắc bệnh V Leiden – rối loạn di truyền dẫn đến tăng khả năng hình thành huyết khối trong cơ thể. Hoặc những người có gen di truyền đột biến dẫn đến bất thường về đông máu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Những người bị ung thư: Ước tính suốt hơn 20 năm trở lại đây, huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người mắc ung thư. Chế độ điều trị, sinh hoạt của người mắc ung thư làm bệnh lý này thêm trầm trọng hơn.
- Người từng tổn thương não bộ: Nghiên cứu cho thấy những người từng chấn thương sọ não có khả năng cao bị đông máu bất thường. Huyết khối tĩnh mạch là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng với tổn thương não bộ.
- Người dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi hormone ở nữ giới, khiến chị em dễ bị đông máu. Ngoài ra, mang thai và sinh nở cũng khiến áp lực tĩnh mạch tăng cao, làm giảm tốc độ lưu thông máu.
- Người có tiền sử áp dụng liệu pháp thay thế hormone: Nữ giới áp dụng liệu pháp chứa estrogen, nam giới áp dụng liệu pháp testosterone đều có nguy cơ biến chứng mắc huyết khối tĩnh mạch.
- Người nằm bất động trong thời gian dài: Bệnh nhân phải nằm liệt giường, bị tai biến mạch vành có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người thiếu vitamin D: Thống kê sơ bộ cho thấy người mắc huyết khối tĩnh mạch có sự tổng hợp vitamin D rất thấp trong cơ thể.
Như vậy, huyết khối tĩnh mạch sâu là căn bệnh không loại trừ bất kì ai và độ tuổi nào. Biến chứng của bệnh rất nghiêm trọng nếu như không được thăm khám và điều trị đúng cách.
Huyết khối tĩnh mạch sâu - Căn bệnh không loại trừ ai
Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
1. Chú ý tập luyện nhẹ nhàng
Một số bài tập thể chất cường độ vừa phải có thể giúp máu lưu thông tốt hơn. Bạn có thể tham khảo đi bộ mỗi ngày 30 phút, 1 ngày thực hiện 2 – 3 lần. Hoặc tập nâng cơ chân khi đang ngồi làm việc. Bài tập đạp xe, bơi lội cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bạn tuyệt đối không nên ngồi lâu một chỗ, nên có thời gian đứng lên, vận động để tuần hoàn máu tốt hơn. Khi ngồi nên nói không với tư thế bắt chéo chân.
2. Nằm nâng cao chân và sử dụng tất nén
Phương pháp nâng cao chân nên áp dụng hàng ngày cho bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, tất nén chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ, nếu có biểu hiện lở loét, hoại tử tuyệt đối không dùng.
Biện pháp này giúp điều hòa máu huyết, tăng cường lưu thông máu, làm giảm cường độ cơn đau và sưng chân. Lưu ý khi dùng tất nén phải sử dụng loại tất có size phù hợp với chân. Ngoài ra, cần chú ý khi ngủ nâng cao chân để đẩy lưu lượng máu từ chân về tim tốt hơn.
Kê cao chân cải thiện huyết khối tĩnh mạch
3. Áp dụng một số biện pháp dân gian
Bạn có thể tham khảo các mẹo đơn giản dưới đây:
- Sử dụng gừng: Trong gừng có chứa hoạt chất salicylate tự nhiên, có công dụng ngăn ngừa đông máu. Gừng cũng rất tốt để tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm bớt cholesterol có hại đến mạch máu. Bạn nên uống gừng tươi hoặc trà gừng, bột gừng mỗi ngày 1 cốc để ngăn chặn huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Dùng nghệ tươi: Trong nghệ tươi có chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa đông máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch để hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Curumin có công dụng kháng viêm, giảm đau. Bạn có thể uống bột nghệ với mật ong hoặc sữa mỗi ngày 1 cốc.
- Tỏi: Tỏi là loại gia vị tự nhiên đem lại công dụng ngăn chặn đông máu. Tỏi còn hỗ trợ giảm huyết áp, kháng viêm, giảm đau. Bạn nên sử dụng mỗi ngày 1 tép tỏi sống để tăng cường lưu thông máu.
- Ớt: Ớt có chứa nhiều hoạt chất Capsaicin giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu, ngăn chặn cục máu đông. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp giảm lượng cholesterol và chất béo có hại cho mạch máu.
- Dầu cá: Dầu cá hoặc thịt cá đều có chứa nhiều axit béo omega-3, mang lại công dụng tiêu sợi huyết, kháng tiểu cầu, giảm cholesterol có hại và điều hòa huyết áp. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như: cá trích, cá thu, hạt óc chó, hạt bí ngô, hướng dương....
- Vitamin E: Loại vitamin này giúp kháng tiểu cầu, ngăn chặn đông máu. Một số thực phẩm giàu vitamin E là quả óc chó, dầu oliu, bông cải xanh, hạnh nhân, rau bina...
Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho lưu thông máu
4. Theo dõi tình hình bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng nên loại bỏ các yếu tố như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích rất có hại cho mạch máu. Bên cạnh đó, theo dõi các biến chứng như: khó thở, đau tức ngực, ngất xỉu, choáng váng, ho ra máu.... vì đây là biểu hiện của thuyên tắc phổi, phải lập tức cấp cứu để giữ lại mạng sống.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý:
- Sử dụng thuốc chống đông máu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị bằng thuốc Tây có thể kéo dài và kết hợp với theo dõi tốc độ lưu thông máu để điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông máu cho phù hợp.
- Khi mắc huyết khối tĩnh mạch nên cẩn trọng, tránh những chấn thương ở vùng da bị bệnh.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ tương tác với thuốc chống đông máu gây bệnh.
- Không được phép dừng thuốc chống đông máu nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ vì dừng thuốc đột ngột gây nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.
Tĩnh Mạch Linh – Cho hành trình nhẹ nhàng trên những bước chân
Bạn đang gặp phải các triệu chứng đau nặng chân, tê bì, tê nhức chân, chuột rút, thậm chí hoại tử, lở loét chân, tĩnh mạch chân nổi lên ngoằn ngoèo, đau và khó vận động? Đây là những triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch. Theo Y học cổ truyền, bệnh hình thành do huyết ứ đọng lâu ngày không thông, do vậy trị bệnh tận gốc tốt nhất nên áp dụng các thảo dược tự nhiên giúp hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu.
Tĩnh Mạch Linh đem đến giải pháp từ thảo dược tự nhiên
Sản phẩm Tĩnh mạch linh được đúc kết từ bài thuốc cổ truyền Ngọc Bình phong tán đem lại công dụng tăng sức đề kháng, miễn nhiễm phong tà, ngăn chặn nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Ngoài ra, Tĩnh mạch linh còn gia giảm thêm các vị như: Xích thược, Đan sâm, Ngưu tất, Hoa hòe, Thiên niên kiện giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan, tăng sức bền thành mạch, giảm nhanh các triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.
Tĩnh Mạch Linh được Bộ Y tế kiểm duyệt đem lại hiệu quả với người mắc suy giãn tĩnh mạch, đau nặng, tê bì chân tay.
Dưới đây là chia sẻ của cô Thu Hiền, 70 tuổi bị thoát vị đĩa đệm gây suy giãn tĩnh mạch sử dụng Tĩnh Mạch Linh trong nhiều năm nay:
Bạn đang buồn phiền vì suy giãn tĩnh mạch, tê bì chân tay, huyết khối tĩnh mạch, hãy liên hệ: 1800.08.88.57 để được dược sĩ của Tĩnh Mạch Linh hỗ trợ.
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức