Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi

04:50 Ngày 03/10/2023
Thiếu máu chi dưới (bệnh động mạch chi dưới) xảy ra khi tình trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới không nhận đủ lượng máu cần thiết. Tỷ lệ tử vong thiếu máu chi dưới mạn tính rất thấp, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, thậm chí có thể gây tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để phát hiện bệnh?

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu chi dưới phổ biến nhất là đau cách hồi. Người bệnh cảm thấy đau đớn khi bước đi, nhưng cơn đau có thể sẽ giảm bớt khi ngừng nghỉ. Bệnh càng nghiêm trọng thì cơn đau càng nhiều và khoảng cách bước đi càng ngắn. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau sau khi đi khoảng 500m, nhưng bệnh nặng thì 200m đã cảm thấy đau và phải nghỉ ngơi. Giai đoạn bệnh nặng, nhiều người còn thấy đau ngay cả khi không di chuyển. Hầu hết người bệnh đi khám khi bệnh ở giai đoạn muộn khiến điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài đau cách hồi, người bệnh còn có các triệu chứng lâm sàng như:

- Lạnh chi.

- Chuột rút, tê bì chi.

- Màu sắc chân biến đổi, nhợt nhạt hoặc tím bầm.

Bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử đầu chi do thiếu máu. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng huyết, hoại tử nặng, bắt buộc phải cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh.

Người có nguy cơ mắc thiếu máu chi dưới cao thường có tiền sử bị xơ vữa động mạch, đái tháo đường, thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá.

Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi

Đầu ngón chân khô đen vì thiếu máu chi dưới 

Chẩn đoán thiếu máu chi dưới: Không chỉ dựa trên dấu hiệu lâm sàng

Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa không chỉ tìm hiểu dấu hiệu, tiền sử bệnh lý của người bệnh mà còn chẩn đoán dựa trên kết quả thăm khám như:

- Bác sĩ gặp khó khăn hoặc không thể bắt được mạch ở ngoại vi.

- Chỉ số đo huyết áp ở cổ chân và tính chỉ số ABI (tỷ lệ áp suất tĩnh mạch ở cổ chân chia cho áp suất tĩnh mạch ở cánh tay) bất thường. Mức chỉ số này bình thường nằm trong khoảng từ 0,9 đến 1,3.

- Siêu âm mạch máu, chụp chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) mạch máu: Giúp xác định độ hẹp mạch máu và vị trí tắc nghẽn.

Những xét nghiệm chẩn đoán này bắt buộc phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám ở bệnh viện ngay khi có dấu hiệu đau mỏi chân, tê bì, chuột rút thường xuyên.

Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi

Biến chứng lở loét, hoại tử chi do thiếu máu chi dưới

Điều trị thiếu máu chi dưới: Gặp rất nhiều khó khăn

Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng giảm nguy cơ biến chứng lở loét, hoại tử, cắt cụt chi. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:

- Điều trị bằng thuốc: Tất cả bệnh nhân đều cần được điều trị bằng thuốc theo một phác đồ điều trị riêng biệt. Các loại thuốc sử dụng bao gồm thuốc chống đông máu (anticoagulants) để ngăn tạo huyết khối và các thuốc vận mạch để cải thiện lưu thông máu trong chi. Các loại thuốc này có vai trò điều hòa lưu huyết, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, giảm tình trạng kết tập tiểu cầu và tăng cường máu đến nuôi dưỡng chi.

- Điều trị bằng can thiệp mạch: Đây là một phương pháp tiên tiến đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện. Phương pháp này không đòi hỏi phẫu thuật mở bóc mà chỉ sử dụng một dụng cụ được luồn vào động mạch bị hẹp để mở đoạn động mạch bị hẹp và đặt một thiết bị hỗ trợ gọi là stent tại vị trí hẹp.

- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật là phương pháp áp dụng cho trường hợp mắc bệnh nặng. Sau khi bằng phẫu thuật hay can thiệp mạch, người bệnh vẫn cần được theo dõi và tiếp tục điều trị bằng thuốc.

Thiếu máu chi dưới có liên quan mật thiết đến các yếu tố nguy cơ có thể tác động đến hệ thống mạch máu, bao gồm việc hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh bắt buộc phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ khi điều trị thiếu máu chi dưới như:

- Bỏ thuốc lá.

- Điều trị kết hợp khi mắc đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid.

- Giảm cân (nếu thừa cân).

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh thiếu máu chi dưới. Đây không phải là căn bệnh hiếm gặp, cũng không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng khiến người bệnh rất mệt mỏi, đau đớn và có thể sống thực vật cả đời. Khi có dấu hiệu đau cách hồi, người bệnh cần thăm khám và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Tags: Suy tĩnh mạch sâu , Viêm tắc mao mạch , Huyết khối tĩnh mạch , Viêm tắc mạch máu
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức