Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
Bài viết liên quan:
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân ung thư như thế nào?
Huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Vì sao tỉ lệ tử vong do huyết khối tĩnh mạch tăng cao?
Huyết khối tĩnh mạch sâu đa phần xảy ra ở chi dưới, do lòng tĩnh mạch có cục máu đông gây tắc nghẽn dòng chảy. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch được xác định bởi các yếu tố sau:
- Do tĩnh mạch tắc nghẽn: Những người ít vận động, người có tiền sử bệnh tim mạch khiến dòng chảy máu lưu thông kém. Máu có độ nhớt gia tăng dẫn đến hình thành các cục huyết khối. Cục máu đông này cũng có thể gia tăng về kích thước, gây nghẽn mạch máu.
- Do yếu tố tăng đông: Cơ chế hình thành cục máu đông là chế độ cầm máu sau khi bị thương. Ở người khỏe mạnh, quá trình đông máu và li giải cục máu, tan huyết ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, những người có rối loạn đông máu sẽ khiến quá trình tái tạo cục máu đông nhiều hơn tan đông, khiến cho cục máu ngày càng tăng về kích thước và giảm khả năng lưu thông máu.
- Do tổn thương nội mạc tĩnh mạch: Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng đông máu.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch như: những người vừa trải qua phẫu thuật chân, bụng, ngực.... Người mắc ung thư phổi, tụy, tinh hoàn, buồng trứng, dạ dày, vú... Ngoài ra, những người bị bất động lâu như chấn thương cột sống, xương đùi, phụ nữ mang thai, người điều trị bằng liệu pháp hormone, rối loạn tĩnh mạch, người bị suy giãn tĩnh mạch....
Mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Vì vậy, đây là căn bệnh phổ biến, làm gia tăng khả năng thuyên tắc động mạch phổi dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngày nay, do yếu tố công việc rất nhiều người phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, điều này khiến cho mạch máu lưu thông kém, tuần hoàn máu kém dẫn đến nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch cao hơn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Biểu hiện nào cho thấy bạn đang mắc huyết khối tĩnh mạch sâu?
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thường ít có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, huyết khối tĩnh mạch thường được phát hiện muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Khi có các dấu hiệu sưng, đau, màu sắc chi thay đổi, chuyển sang màu thâm tím cần chú ý đi thăm khám ngay để phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi sờ vào vùng chân bị đau có thể thấy các tĩnh mạch nổi lên, đau đớn hơn bình thường. Ngoài ra, bạn còn thấy dấu hiệu sưng nóng chân tại chỗ, phù nề vùng chân bị bệnh, vận động sinh hoạt kém.
Đánh giá nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Y học hiện đại: Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chia làm 3 trường hợp
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu ở giai đoạn đầu thường kéo dài trong khoảng 10 ngày với phương pháp:
- Sử dụng thuốc chống đông thế hệ mới như: rivaroxaban, apixaban, dabigatran,…(dùng đường uống).
- Dùng Heparin trọng lượng phân tử thấp.
- Áp dụng thuốc chống đông
- Dùng thuốc kháng Vitamin K.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, áp dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới hoặc phẫu thuật lấy huyết khối nếu bệnh quá nặng.
Giai đoạn điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu thứ 2 thường mang yếu tố duy trì để tránh biến chứng tái phát. Điều trị duy trì thường kéo dài từ 10 – 3 tháng:
- Khuyến cáo sử dụng thuốc chống đông duy trì ít nhất 3 tháng nếu có hiệu quả rõ rệt. Thậm chí thời gian có thể kéo dài hơn, thậm chí đến hết đời đối với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao như mắc ung thư, phải phẫu thuật, hoặc không tìm được nguyên nhân mắc bệnh. Trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch có nguy cơ chảy máu cao thì không nên điều trị thuốc chống đông kéo dài quá 3 tháng.
Tiếp tục Y học hiện đại duy trì phương pháp điều trị sau 3 tháng để theo dõi định kỳ tình trạng bệnh như:
- Điều trị dùng thuốc chống đông phải theo dõi dựa vào các đánh giá xét nghiệm máu và ngăn chặn nguy cơ chảy máu.
- Cân nhắc sử dụng thuốc chống đông kéo dài cho những bệnh nhân có chấn thương, đang phẫu thuật hoặc có tiền sử rối loạn đông máu.
Ngoài ra, Y học hiện đại cũng chú trọng điều trị ngăn chặn biến chứng đau nhức, loạn dưỡng da chân, lở loét, hoại tử của huyết khối tĩnh mạch sâu như:
- Tư vấn đặt stent vùng đùi, chậu để hỗ trợ lưu thông máu.
- Thực hiện phẫu thuật cắt và nối đoạn tĩnh mạch để tăng cường hệ tuần hoàn máu đến các cơ quan.
Dự phòng ngăn chặn huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dự phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu thường trải qua các bước sau:
1. Thực hiện đánh giá nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Với những bệnh nhân có nguy cơ thấp như người ít vận động, ngồi hoặc đứng lâu, vừa trải qua phẫu thuật nhỏ.... nên khuyến khích đi lại, vận động chân, gập chân, chưa cần phải dự phòng bằng điều trị y khoa.
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như: phẫu thuật nặng không di chuyển được, nằm liệt giường, người suy tim... nên được điều trị dự phòng ngay lập tức.
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu đúng cách để điều trị triệt để
2. Định lượng nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc chống đông
Y học hiện đại áp dụng thang điểm IMPROVE để ngăn chặn nguy cơ chảy máu, xuất huyết lâm sàng. Nếu thang điểm trên 7 cần phải chú ý theo dõi thường xuyên về các chỉ số đông máu, tiểu cầu.... để điều chỉnh cho phù hợp.
3. Cần đặc biệt chú ý lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc kháng đông
Với mỗi bệnh nhân khác nhau việc dùng thuốc cũng khác nhau. Xem xét thể trạng qua các xét nghiệm để đưa ra biện pháp phù hợp sẽ ngăn chặn được những nguy cơ bất thường.
4. Chọn biện pháp và căn cứ thời gian dự phòng thích hợp
Có rất nhiều cách dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu. Bác sĩ chuyên khoa cần chú ý đến nguyên nhân, thể trạng của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp và căn chỉnh thời gian thích hợp như:
- Sử dụng máy bơm áp lực: Máy bơm ngắt quãng để cung cấp lực ép cho mạch máu ở chân và đùi. Phương pháp này có thể kết hợp với dùng thuốc chống đông máu để làm tăng hiệu quả lưu thông máu. Tuy nhiên, biện pháp này chống chỉ định ở bệnh nhân béo phì hoặc có tiền sử bệnh động mạch chi dưới.
- Sử dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới: Giúp ngăn chặn thuyên tắc phổi nếu bệnh nhân chống chỉ định với thuốc điều trị đông máu.
- Dự phòng bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc quen thuộc như: warfarin, fondaparinux, heparin không phân đoạn liều thấp, heparin trọng lượng phân tử thấp... Trong đó, loại thuốc Heparin không phân đoạn liều thấp (UFH) được dùng theo liều lượng tiêm dưới da khoảng 5000 đơn vị trong vòng 2 giờ trước khi phẫu thuật, khoảng 12 giờ tiêm 1 lần. Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWHs) được đánh giá hiệu quả hơn trong dự phòng thuyên tắc huyết khối, liều lượng thường áp dụng là: Enoxaparin 40 mg tiêm trực tiếp dưới da 1 lần/ ngày, dalteparin 5000 đơn vị cũng tiêm 1 lần/ ngày hoặc tinzaparin 4500 đơn vị tiêm 1 lần/ ngày.
- Dự phòng bằng thuốc chống đông đường uống như: Dabigatran, rivaroxaban, apixaban cũng được áp dụng cho bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ cao.
Như vậy bài viết đã làm rõ các biện pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý kê cao chân, vận động chân thường xuyên để máu huyết được lưu thông, giúp ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
-
Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức