Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bài viết liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới phòng và điều trị theo Đông y
Ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu gây tử vong đột ngột
Vì sao nói huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch?
Cấu tạo hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm 3 loại: tĩnh mạch nông (nằm dưới da), tĩnh mạch sâu (nằm trong cơ) và tĩnh mạch xiên nằm giữa. Trong đó, vai trò của tĩnh mạch sâu là quan trọng nhất, thúc đẩy đưa máu quay trở về tim.
Suy giãn tĩnh mạch sâu là căn bệnh khi chức năng đưa máu quay ngược về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu bị suy giảm, dẫn đến máu tồn đọng không thể lưu thông. Các van tĩnh mạch cũng bị hư hại, không đảm nhận được nhiệm vụ dẫn truyền máu và đóng mở van đúng cách khiến cho lượng máu ứ đọng lâu dài, tuần hoàn máu ứ trệ, để lâu sẽ gây suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch mặc dù có thể ảnh hưởng đến bất kì tĩnh mạch nào có trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là tĩnh mạch chân, do cấu tạo tĩnh mạch chân dài, phức tạp và chịu nhiều áp lực nhất.
Huyết khối tĩnh mạch được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch. Lí do là bởi các cục máu đông hình thành bên trong lòng tĩnh mạch sẽ khiến dòng máu không lưu thông được, phát ra thành các vết lở loét, hoại tử. Thậm chí, cục máu đông có thể vỡ ra và tự do di chuyển lên phía phổi, dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi làm tăng nguy cơ tử vong.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch rất dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu do lưu lượng máu tuần hoàn kém. Ngoài ra, những người có bệnh lý ác tính, phải điều trị bằng thuốc liên quan đến đường máu, người mắc ung thư, người vừa trải qua các cuộc phẫu thuật, chấn thương.... đều có nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch.
Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành từ suy giãn tĩnh mạch
Nhận biết biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào?
Bạn có thể nhận biết biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu qua một số biểu hiện như:
- Đau, nặng chân, đau cách hồi, sau cơn đau gia tăng khi đi lại, nghỉ ngơi không đỡ.
- Vùng da bị thay đổi cấu trúc, có xu hướng chuyển sang màu đỏ, xanh đen, tím, khô da, lở loét da....
- Sưng phù chân, cảm giác nặng nề ở chân.
- Sốt.
- Nóng da.
- Một số biểu hiện nguy hiểm như: Cảm thấy khó thở, nghẹt thở không rõ lí do, ho ra máu, đau thắt ngực.... Đây là triệu chứng của thuyên tắc phổi cần được cấp cứu khẩn cấp để bảo toàn tính mạng.
Trước đó, bạn có thể bị suy giãn tĩnh mạch với các biểu hiện: tĩnh mạch nổi dưới da, sưng phù chân, sờ vào tĩnh mạch thấy đau nặng hơn, chuột rút, đau tê chân như có kiến cắn....
Các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch đều rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp, vì vậy đa số bệnh nhân phát hiện bệnh muộn dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong đột ngột
Thuyên tắc phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi cục máu đông di chuyển theo dòng máu chảy đổ về tâm nhĩ phải, sau đó tiếp tục vòng xuống tâm thất phải, ở đây tâm thất phải sẽ hoạt động đẩy cục máu đông lên phổi. Trong khi đó, động mạch phổi có cấu tạo nhỏ, khiến cục máu đông tắc nghẽn, không di chuyển được làm tắc mạch phổi dẫn đến khó thở, tử vong đột ngột.
Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch còn gây nên các biến chứng:
- Loét da, hoại tử ngay ở vùng da bị bệnh.
- Đau, phù nề chân, khó vận động, đi lại.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Mô phỏng đường đi của cục máu đông gây tử vong bất ngờ
Vì sao nói Tĩnh Mạch Linh là giải pháp hiệu quả cho người mắc huyết khối tĩnh mạch?
Y học cổ truyền cho rằng suy giãn tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch đều là bệnh lý do huyết ứ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau mỏi chân, phù nề, giảm chức năng vận động chân. Nguyên nhân dẫn đến huyết ứ là do người ít vận động, phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, sức đề kháng kém khiến phong hàn tích tụ... Y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc cổ giúp bổ huyết, tăng cường lưu thông máu.
Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh kế thừa quan điểm điều trị của Y học cổ truyền, ngoài việc lấy bài thuốc Ngọc Bình Phong tán làm gốc giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn phong tà, còn kết hợp các dược liệu bổ máu, hoạt huyết, giúp máu lưu thông tốt, tăng cường sức bền thành mạch làm cho mạch máu bền vững.
Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh 100% từ thảo dược Đông y
Thành phần của Tĩnh Mạch Linh 100% từ những dược liệu tự nhiên như:
- Đan sâm, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược: 4 dược liệu “vàng” bổ máu, hoạt huyết.
- Hoa hòe: Giúp tăng sức bền thành mạch.
- Thiên niên kiện: Vị thuốc hàng đầu giúp giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất bằng công nghệ hiện đại, chiết xuất thành các viên nang đạt tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế, đem đến giải pháp hiệu quả cho người suy giãn tĩnh mạch, tê bì chân tay.
Để hiểu rõ hơn về công dụng của Tĩnh Mạch Linh, mời bạn xem video đánh giá của bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội chia sẻ dưới đây:
Làm thế nào để đặt mua Tĩnh Mạch Linh?
Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh có quy cách đóng gói gồm 60 viên nang/ hộp. Bạn có thể mua Tĩnh Mạch Linh trực tiếp ở các nhà thuốc toàn quốc hoặc liên hệ với hotline: 1800.00.37 để được dược sĩ hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể đến Tổng công ty phân phối Tĩnh Mạch Linh theo địa chỉ:
Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh
Địa chỉ: Tòa nhà CT2A, Khu đô thị Nghĩa Đô, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức