Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời
Tin liên quan:
Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch theo Y học cổ truyền
Lí giải huyết khối tĩnh mạch sâu thường nằm ở bộ phận nào?
Thế nào là huyết khối tĩnh mạch sâu?
Cấu tạo cơ thể gồm có 3 loại tĩnh mạch với các nhiệm vụ dẫn truyền máu khác nhau. Tĩnh mạch nông có thể nhìn thấy ngay dưới lớp da. Tĩnh mạch sâu nằm bên trong các cơ bắp nên không thể nhìn thấy rõ ràng. Tĩnh mạch xuyên nằm giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu có cấu tạo các van một chiều để đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu.
Nếu như động mạch có nhiệm vụ đưa máu giàu oxi xuất phát từ tim đến các cơ quan, thì tĩnh mạch lại có vai trò ngược lại, dẫn truyền máu ít oxi quay ngược trở về tim. Đây là quá trình tuần hoàn của cơ thể, trong đó tĩnh mạch sâu quan trọng hơn, giúp đẩy máu về tĩnh mạch lớn nhất để di chuyển về tim.
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành khi cục máu đông đột ngột xuất hiện trong lòng tĩnh mạch, khiến con đường lưu thông máu bị cản trở. Máu huyết lâu ngày không được lưu thông, dẫn đến các triệu chứng phát ra ngoài như: sưng, đau, nóng rát ở vùng da có tĩnh mạch tắc nghẽn.
Biến chứng nguy hiểm nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu là khi cục máu đông bong tróc và di chuyển tự do theo dòng máu chảy có khả năng dẫn truyền đến phổi, làm nghẽn tuần hoàn phổi. Điều này khiến phổi và tim phải hoạt động nhiều hơn, khó thở hơn, thậm chí gây đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hình ảnh huyết khối trong lòng tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở đâu?
Nghiên cứu chỉ ra rằng huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu xảy ra ở vùng chi dưới: đặc biệt nhiều ở vùng cẳng chân và đùi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở vùng cánh tay, cẳng tay, ngực.... Huyết khối tĩnh mạch sâu thường chỉ gây bệnh ở một bên, không có tính chất đối xứng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng đa phần bệnh nhân phát hiện muộn, nhận biết các triệu chứng nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp, khiến chẩn đoán và điều trị không hiệu quả.
Huyết khối tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân
Triệu chứng nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu
Dấu hiệu nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu thường không rõ ràng, thậm chí có nhiều bệnh nhân không có biểu hiện gì bất thường khi mới chớm bệnh.
Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác như: đau, sưng, nóng rát vùng chân, cảm giác đau gia tăng khi di chuyển. Ngoài ra, cấu trúc vùng da bị bệnh cũng thay đổi với biểu hiện da đổi màu xanh, đỏ. Vùng tĩnh mạch có cục máu đông nổi lên cao, sờ vào thấy đau, nóng, đỏ, chu vi đùi, bắp chân tăng, mắt cá chân phù nề.
Các biểu hiện trên có thể nặng nhẹ tùy thuộc vào kích thước của cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và vị trí xuất hiện cục máu đông. Bất kì độ tuổi nào, bất kì ai cũng đều có thể mắc bệnh.
Huyết khối tĩnh mạch sâu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý phổ biến, thuộc top 3 các bệnh lý về tim mạch (chỉ sau nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ).
Các cục máu đông gây bít tắc hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến tắc nghẽn hệ tuần hoàn ngay tại chỗ làm viêm tĩnh mạch huyết khối nông (biểu hiện sưng đau, đỏ, nóng rát các mạch máu dưới da), gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ( gây sưng phù, đau chân).... Thậm chí, bệnh còn có thể gây tắc tĩnh mạch nuôi ruột cấp tính dẫn đến chảy máu, thiếu máu dẫn truyền đến ruột, hoại tử ruột... Hoặc thuyên tắc tĩnh mạch nội sọ dẫn đến phù não cấp tính, hậu quả tàn phế và tử vong đột ngột. Nếu cục máu đông bất ngờ bóc tách, trôi theo đường chảy về tim có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây khó thở, chặn đường thở, cần phải được cấp cứu khẩn cấp để giữ tính mạng.
Những người có nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch là người đã từng phẫu thuật, chấn thương vùng háng, xương chậu. Đặc biệt những đối tượng mắc ung thư đang điều trị hóa chất phải được kết hợp theo dõi nguy cơ mắc thuyên tắc huyết khối vì đây là nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.
Ngoài ra, những người bị béo phì, tiểu đường, người có tiền sử đã từng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phụ nữ có thai.... cũng thuộc nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.
Triệu chứng điển hình của huyết khối tĩnh mạch
Tĩnh Mạch Linh – Đồng hành cùng đôi chân khỏe
Y học hiện đại, chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu thường áp dụng các biện pháp siêu âm tĩnh mạch, chụp CT, chụp mạch máu cản quang hoặc MRI mạch máu để phát hiện chính xác hình ảnh cục máu đông, kích cỡ và vị trí của cục máu đông. Hiện nay, điều trị bằng thuốc Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc chống đông máu để ngăn chặn mức độ nguy hiểm của các huyết khối. Nếu bệnh nặng cần phẫu thuật lấy cục huyết khối. Các phương pháp này không đem lại hiệu quả trị bệnh tận gốc mà còn gây nhiều tác dụng phụ nên lựa chọn sử dụng các thảo dược tự nhiên tăng cường lưu thông máu, bổ huyết được coi là biện pháp an toàn và hiệu quả cao nhất được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Y học cổ truyền gọi các bệnh lý viêm tắc, thuyên tắc tĩnh mạch thuộc phạm trù chứng ác mạch, xích mạch hình thành do các nguyên nhân như: thấp nhiệt uất kết (chế độ ăn uống không điều độ dẫn đến hóa thành nhiệt độc phát ra ngoài mạch máu); do hàn thấp ngưng trệ (người bệnh bị nhiễm hàn thấp gây tổn thương khí huyết); do can khí uất kết (tâm lý bất ổn, mạch huyết không thông), người phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ngã hay chấn thương ở vùng chân lâu ngày đều gây bệnh.
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị huyết khối tĩnh mạch, trong đó nổi tiếng là bài Ngọc Bình Phong tán được ghi chép trong cuốn “Đan khê tâm pháp” mang lại công dụng chỉ hãn, ích khí, cố biểu khi kết hợp với các vị thuốc bổ huyết sẽ giúp thông huyết mạch, tăng cường sức đề kháng chống ngoại tà xâm nhập.
Hình ảnh sản phẩm Tĩnh Mạch Linh
Tĩnh Mạch Linh không chỉ được đúc kết, nghiên cứu cụ thể từ bài thuốc “Ngọc Bình Phong tán” mà còn gia giảm thêm các vị dược liệu: Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất... giúp hoạt huyết, ngăn ngừa áp lực đến van tĩnh mạch. Ngoài ra, Hoa hòe và thảo dược Thiên niên kiện cũng giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng tê bì chân tay.
Tĩnh Mạch Linh được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, tê bì chân tay.
Để hiểu thêm về sản phẩm Tĩnh Mạch Linh, mời bạn lắng nghe đánh giá của bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y Thành phố Hà Nội chia sẻ:
Tĩnh Mạch Linh cũng là sản phẩm hàng đầu được nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch tin tưởng sử dụng. Dưới đây là lời cám ơn của bác Nguyễn Trí Thăng – Nguyên Giám đốc sở NN và PTNT (Hải Phòng) tới sản phẩm Tĩnh Mạch Linh:
Bạn bị suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, tê bì chân tay? Hãy nhấc máy gọi ngay tới hotline: 1800. 0037 để được hỗ trợ nhé!
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức