Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý viêm tắc mạch máu theo Y học cổ truyền
Huyết khối tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý nguy hiểm là tình trạng nặng hơn, biến chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu nhưng dễ bị bỏ qua vì triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý khác hoặc bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị muộn hoặc không đúng phương pháp tạo điều kiện cho cục máu đông di chuyển về tim, lên động mạch phổi gây thuyên tắc phổi. Có tới 10% bệnh nhân tử vong trong bệnh viện liên quan đến thuyên tắc phổi.
Nếu bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch sâu không được điều trị kịp thời thì có thể gây phá hủy van tĩnh mạch có thể gây phù, loét chi dưới, hoại tử, tháo khớp.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch
Về lý thuyết thì viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, kể cả ở tay, ở mặt, … nhưng trên thực tế viêm tắc tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chi dưới nơi có hệ thống tĩnh mạch dài hơn, phức tạp hơn. Viêm tắc tĩnh mạch có thể xuất hiện cả ở tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
Dù là viêm tắc tĩnh mạch nông hay sâu thì người bệnh đều cảm nhận được đau nhức ở vùng bị tổn thương, xuất hiện vùng sưng tấy, phù nề. Với tĩnh mạch sâu cơn đau có thể dữ dội hơn.
Do viêm tắc tĩnh mạch, xuất hiện huyết khối ứ lại trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu từ động mạch mang dưỡng chất và oxy cũng không lưu thông tới được vùng viêm tắc đó nên thời gian đầu chân sẽ có triệu chứng lạnh chân, tê buốt, đặc biệt ở các đầu ngón chân, sau đau tăng, đầu các ngón chân tím tái, gặp lạnh thì sưng, đau nhiều hơn. Nếu để lâu ngày không điều trị đúng cách gây hoại tử.
Trong Y học cổ truyền, viêm tắc tĩnh mạch được gọi là chứng “thoát thư”, có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng các nguyên nhân đều dẫn tới khí huyết không lưu thông trong mạch máu, làm cho các tổ chức bì phu không được nuôi dưỡng, gây đau nặng tê buốt
Triệu chứng ban đầu: Các đầu ngón chân, ngón tay có dấu hiệu lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi do vệ khí dinh huyết không điều hoà, máu lưu thông kém.
Triệu chứng tiếp theo: Do khí trệ, huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được.
Thời kỳ cuối: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hoá hoả, hoả độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tuỳ thuộc vào hoả độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương.
Đôi chân bị viêm tắc tĩnh mạch
Nguyên nhân và cách điều trị theo Y học cổ truyền
+ Do thấp nhiệt uẩn kết: ăn uống không điều độ, thích ăn thức cao lương mỹ vị (chất béo), cay nóng khiến cho Tỳ Vị mất chức năng kiện vận, thủy thấp không được vận chuyển đi, uất lại lâu ngày hóa thành nhiệt, thành hỏa độc, thấp nhiệt dồn xuống mạch gây nên bệnh.
+ Do hàn thấp ngưng trệ: nhiễm hàn thấp lâu ngày, cảm hàn thấp, ngưng trệ ở kinh mạch. Thấp tà là loại dính, béo, bẩn; Hàn có tính ngưng trệ, làm tổn thương phần dưới cơ thể, tổn thương dương khí khiến cho khí huyết ở chân bị ngưng trệ gây nên bệnh.
+ Do mất chức năng kiện vận: bệnh lâu ngày, đứng lâu hoặc đi bộ nhiều, làm việc mệt nhọc quá làm cho Tỳ khí hao kiệt. Tỳ chủ tứ chi, chủ thống huyết. Nếu Tỳ không thống được huyết, huyết ứ ở lạc mạch hoặc vì Tỳ hư sinh ra đờm thấp ngưng trở ở lạc mạch gây nên bệnh.
+ Do huyết mạch bị chấn thương: Do té ngã, chấn thương, tan nạn, phẩu thuật... làm cho lạc mạch bị tổn hại hoặc bị nhiễm độc hoặc do huyết bị ứ, tích tụ lại không tan đi, uất lâu ngày hóa nhiệt gây nên bệnh.
Viêm tắc tĩnh mạch khiến đầu chân thâm tím
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch theo quan điểm của YHCT
Hiện nay điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Y học hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, mới chỉ tập trung vào triệu chứng của bệnh hiệu và ngăn ngừa các biến chứng hoại tử tiếp theo.
Nguyên lý trị bệnh của Đông y coi trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo của cơ thể con người, lấy việc huy động sức đề kháng của cơ thể con người làm phương châm chính trong phòng và điều trị bệnh. Vì vậy, bệnh nhân được coi là chủ thể, "nhân vi bản bệnh vi tiêu" - nghĩa là người là gốc, là chủ thể, bệnh chỉ là ngọn.
Điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch, trước hết Đông y hướng tới việc lập lại sự cân bằng âm dương ở trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, phá huyết, hành khí, tán ứ, thông kinh, giảm đau.
Tăng cường chức năng của Tỳ, tăng chức năng “kiện vận” của Tỳ, để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, theo quan điểm của Y học cổ truyền sự vận hóa đồ ăn của Tỳ là nguồn gốc của khí và huyết. Khôi phục lại chức năng Can (Gan), hồi phục chức năng sơ tiết, giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà
Bổ sung các dược liệu khu phong, tán hàn, hoạt huyết, đả thông các cục máu đông, tăng cường sự lưu thông, tuần hoàn khí huyết. Khi khí thông huyết hành, chức năng Tỳ vị, Can, ..được hồi phục thì bệnh tự nhiên thuyên giảm, không còn đau đớn; các tổn thương sẽ khô lại; các phần bắt đầu hoại tử sẽ hồng hào lại, không còn nguy cơ phải tháo khớp và đi lại vận động bình thường.
Hình ảnh Tĩnh Mạch Linh
Tĩnh Mạch Linh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, kế thừa bài thuốc cổ phương Ngọc Bình Phong Tán, giúp phòng ngừa nhiễm phong hàn, phong thấp, cảm mạo, là bài thuốc tiêu biểu tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng bệnh tật và tăng cường sức đề kháng. Hơn nữa Tĩnh Mạch Linh được gia giảm các dược liệu giúp hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, khu phong tán hàn giúp đánh tan các huyết khối ứ trong thành tĩnh mạch, giúp cho huyết được lưu thông, nuôi dưỡng được bì phu. Khi khí thông huyết hành, chức năng Tỳ vị, Can.được hồi phục, cơ thể được cân bằng trở lại thì bệnh tự nhiên thuyên giảm, chân tay sẽ ấm lên, không còn đau đớn; các tổn thương sẽ khô lại; các phần tím tái sẽ hồng hào lại, không còn nguy cơ phải tháo khớp và đi lại vận động bình thường.
Bệnh nhân tại Lào Cai chia sẻ về tình trạng bệnh lý khi bị viêm tắc mạch máu ở chân
Bệnh nhân chia sẻ về tình trạng điều trị bệnh viêm tắc mạch máu ở tay
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức