Tìm hiểu 4 phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến nhất hiện nay
Bài viết liên quan:
Yếu sinh lý do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Có thật như lời đồn?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?
Trường hợp nào nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là căn bệnh phổ biến nhưng không phải bệnh nhân nào cũng được tư vấn mổ. Bệnh hình thành chủ yếu ở tinh hoàn trái, khi các van tĩnh mạch tinh hoạt động kém hiệu quả, làm máu không được lưu thông sẽ dẫn đến giãn nở, dẫn đến ảnh hưởng hoạt động nuôi dưỡng và sản xuất hormone, chất lượng tinh trùng.
Mặc dù vậy, không phải bất kì bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Phương pháp mổ chỉ áp dụng cho những người có biến chứng:
- Nội tiết tố nam kém:
Đám rối tĩnh mạch bao bọc tinh hoàn khiến vùng nhiệt ở quanh tinh hoàn tăng, sẽ dẫn đến sản sinh hormone testosterone nhanh chóng, gây giảm ham muốn tình dục.
- Tinh hoàn bị co rút, teo nhỏ:
Khi máu huyết lưu thông kém sẽ khiến tinh hoàn không nhận đủ dinh dưỡng và oxi, lâu ngày sẽ teo nhỏ, sờ vào thấy mềm, hệ quả là lượng tinh trùng được sản xuất rất ít.
- Vô sinh:
Khi tinh hoàn bị ảnh hưởng sẽ kéo theo lượng hormone nam suy giảm, chất lượng tinh trùng kém, số lượng tinh trùng ít dẫn đến khả năng thụ tinh giảm rõ rệt. Khoảng 40% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh phải đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Để làm rõ chất lượng tinh trùng, bạn có thể được bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm tinh dịch đồ kết hợp.
Ngoài ra, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng được áp dụng cho các bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng bìu tinh hoàn, cơn đau càng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và cuộc sống thường ngày.
Mặc dù mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được xem là phương pháp điều trị hiện đại nhất nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro nhất định. Bạn hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi thực hiện phẫu thuật.
Cấu tạo của cơ quan sinh dục nam
Tổng hợp 4 phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến nhất
Nguyên tắc mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đảm bảo 2 yếu tố:
- Bảo tồn động mạch tinh, ống sinh tinh.
- Cắt và thắt tĩnh mạch tinh để lượng máu tồn đọng ở vùng tĩnh mạch ngoại vi được lưu thông, tránh máu trảo ngược từ tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch tinh.
Nguyên tắc trên giúp bảo toàn hệ thống ống dẫn tinh, làm tăng cơ hội có con cho bệnh nhân. Dưới đây là 4 phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh thường dùng:
1. Mổ hở truyền thống
Phương pháp này được đánh giá là ít phức tạp nhất, bác sĩ sẽ thực hiện tạo đường mổ ở phần bìu hoặc bẹn và cắt, thắt tĩnh mạch tinh trực tiếp. Phương pháp này có tỉ lệ tái phát cao nhất, để lại sẹo nên rất ít được sử dụng.
Hình ảnh mổ hở giãn tĩnh mạch thừng tinh
2. Mổ nghẽn mạch qua da
Đây cũng là phương pháp mổ hở, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật cắt búi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là không ảnh hưởng đến động mạch tinh và tránh gây tràn dịch màng tinh hoàn nhưng tỉ lệ tái phát cao, ước tính khoảng 7-33% ở người trưởng thành và khoảng 15-45% ở trẻ em.
Mô phỏng mổ qua da giãn tĩnh mạch thừng tinh
3. Vi phẫu thuật
Vi phẫu là phương pháp được đánh giá cao do tỉ lệ tái phát thấp hơn. Thời gian thực hiện phương pháp vi phẫu cũng nhanh hơn so với các phương pháp khác.
Bác sĩ thực hiện kĩ thuật mổ hở, kết hợp với kính hiển vi giúp soi rõ các tĩnh mạch bị giãn nở. Mổ vi phẫu giúp bác sĩ phân biệt rõ tĩnh mạch, động mạch, dẫn đến bảo toàn động mạch tinh chuẩn xác hơn. Do cấu trúc đám rối tĩnh mạch có sự kết nối với nhau nên khi mổ vi phẫu sẽ phân biệt được các tĩnh mạch bị bệnh tốt hơn so với phương pháp mổ truyền thống thường dùng.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhưng mức chi phí phẫu thuật cao nên bạn hãy cân nhắc.
Mổ vi phẫu cần kết hợp các phương tiện kĩ thuật hiện đại
4. Phẫu thuật nội soi
Mổ nội soi có ưu điểm là không để lại sẹo, nhưng cần bác sĩ có trình độ chuyên mon cao để tránh nhầm lẫn động mạch, tĩnh mạch tinh rất nguy hiểm. Phương pháp này rất tốt kém do phải ứng dụng nhiều dụng cụ nội soi và làm tăng biến chứng nguy cơ cao.
Mổ nội soi thắt tĩnh mạch tinh chống chỉ định cho trường hợp phẫu thuật nội soi bơm hơi ổ bụng hoặc đã từng tiến hành mổ sau phúc mạc hoặc mổ ổ bụng.
Trước khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bệnh nhân cần làm gì?
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần chú ý:
- Xem xét các loại thuốc đang sử dụng, tuyệt đối không dùng thuốc có tác dụng làm loãng máu như: aspirin hoặc warfarin để tránh khó cầm máu khi thực hiện phẫu thuật.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể phải nhịn ăn uống khoảng 8 – 12 tiếng trước khi phẫu thuật.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
- Nên sắp xếp 1-2 ngày nghỉ dưỡng sau khi phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh cần làm gì?
Sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:
- Đi tiểu dắt, khó tiểu.
- Xuất hiện dịch lỏng trong tinh hoàn.
- Đỏ vết mổ, gây viêm và có dịch mủ ở vết mổ.
- Sưng và đau tinh hoàn.
- Sốt âm ỉ không dứt.
- Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.
Sau phẫu thuật bạn có thể xuất hiện ngay trong ngày, nhưng cần theo dõi sớm các triệu chứng và chăm sóc vết mổ đúng cách. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người, nhưng hầu hết bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc 48h sau mổ.
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường như trên, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Bên cạnh đó, sau khi mổ bạn cũng cần chú ý:
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ yếu là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
- Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bôi thuốc vào vết mổ.
- Không quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau mổ.
- Không mang vác các vật nặng hoặc hoạt động thể thao quá sức.
- Tránh ngâm mình trong bồn tắm, không tắm bằng nước quá nóng.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh táo bón vì sẽ khiến áp lực tĩnh mạch tinh tăng cao dẫn đến khả năng tái phát bệnh.
- Tránh dùng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
Thông qua bài viết bạn đã biết 4 phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến nhất và những lời khuyên của bác sĩ. Để hạn chế rủi ro, giảm nguy cơ tái phát, bạn nên thực hiện phẫu thuật ở bệnh viện, cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và máy móc hiện đại.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức