Giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng có con không?
06:03 Ngày 08/04/2020
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không chỉ gây khó chịu, cản trở bài tiết testeron mà còn có thể dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Thế nào là bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Cấu tạo của tinh hoàn có hệ thống tĩnh mạch bao trùm. Khi hệ thống này bị co giãn ra, dài và ngoằn ngoèo là những dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Thống kê cho thấy khoảng 85% nam giới phải đối mặt với căn bệnh này. Thông thường giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái tinh hoàn nhiều hơn.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Một số bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bẩm sinh. Số còn lại thường do các tác động dưới đây:
- Bị ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn.
- Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn đột ngột giảm.
- Người bệnh mắc rối loạn tiết tố nam. Điều này sẽ gây hệ lụy làm các tuyến yên không sản xuất nội tiết tố, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng cũng gây nên bệnh.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh chia làm 4 cấp độ và ở cấp độ 3 trở lên thường gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Cấp độ 0: Không nhìn thấy giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn nhưng làm siêu âm phát hiện mạch máu co giãn quá mức.
- Cấp độ 1: Khi bệnh nhân thực hiện thao tác valsalva, bác sĩ phát hiện bệnh dễ dàng.
- Cấp độ 2: Không cần thực hiện thao tác valsalva, bác sĩ chỉ cần nhìn qua là biết mắc bệnh.
- Cấp độ 3: Bìu bị biến dạng, trông tựa như một túi giun mềm.
Minh họa các cấp độ bệnh
Lời khuyên của các bác sĩ là phát hiện bệnh càng sớm, điều trị sẽ càng nhanh chóng, dễ dàng.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có sinh con được không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra những hệ lụy dưới đây:
- Co tinh hoàn, khó chịu phần bìu tinh hoàn:
Nghiên cứu cho thấy giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng gây teo tinh hoàn (gọi tắt là bệnh tinh hoàn co rút). Các tĩnh mạch co giãn dẫn tới tổn thương ống sinh tinh làm tinh hoàn bị teo nhỏ, mềm oặt.
- Mất cân bằng nội tiết tố testosterone:
Áp lực lưu thông máu không dễ dàng dẫn tới sự thay đổi hormone. Hệ lụy là nồng độ hormone luteinizing (LH) thường tăng cao nhưng testosterone lại biến đổi bất thường. Suy giảm nội tiết tố nam cũng gây cản trở cho sản sinh tinh trùng khỏe mạnh, dẫn tới khó có con.
- Biến chứng suy giảm khả năng sinh sản:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến nội tiết tố mất cân bằng, hormone nam suy giảm rõ rệt. Thống kê cũng cho thấy 90% người bệnh có biểu đồ tinh trùng kém hơn so với bình thường. Điều này gây khó khăn trong việc thụ thai.
Nghiên cứu khẳng định có khoảng 35%-44% nam giới bị vô sinh nguyên phát kèm theo bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Và có tới 81% bệnh nhân vô sinh thứ phát cũng chịu tác động của bệnh này.
Tóm gọn lại, giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nặng nhất là dẫn tới vô sinh. Do vậy bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám thường xuyên để được tư vấn điều trị kịp thời.
Tĩnh mạch linh – Mang tới cơ hội cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Theo điều trị Tây y khi bệnh nặng bác sĩ sẽ tư vấn mổ tinh hoàn, phí điều trị cao mà vẫn có khả năng tái phát. Do vậy rất nhiều người lựa chọn điều trị bệnh theo Y học cổ truyền.
Sản phẩm Tĩnh mạch linh được bào chế từ thảo dược tự nhiên lành tính kế thừa từ bàii thuốc cổ phương Ngọc Bình Phong tán được lưu truyền từ ngàn năm của Y học cổ truyền hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa xâm nhập bởi phong hàn, phong thấp là một phần nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thừng tinh, đông y gọi là chứng âm nang huyết thũng. Trong thành phần của Tĩnh Mạch Linh gia giảm các dược liệu hoạt huyết, khu phong tán hàn mang lại cơ hội cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả.
Để hiểu thêm về sản phẩm Tĩnh Mạch Linh và bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh, mời bạn theo dõi video chia sẻ của bạn N.V. Đức (26 tuổi, ở Hà Nội) dưới đây:
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng có con không?
Điểm trung bình: 5.0 / 5
(1 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức