Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y nên hay không nên?
Một số thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh lý xảy ra ở vùng tĩnh mạch bao bọc quanh tinh hoàn. Tĩnh mạch tinh có dấu hiệu bị giãn, nổi to, ngoằn ngoèo dưới da.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thuộc dạng bệnh lý nam khoa, đa phần xuất hiện sau độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do máu huyết ứ đọng ở vùng tĩnh mạch thấp, dẫn đến ứ huyết, tĩnh mạch giãn.
Căn bệnh này thường không có triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu, đến khi bệnh nặng mới có các triệu chứng đau, cảm giác nặng tinh hoàn. Cơn đau thường gia tăng khi vận động, giảm khi nằm ngửa. Với người mắc bệnh nặng còn có thể nhìn thấy rõ tĩnh mạch tinh giãn, sờ thấy búi nổi cao, tinh hoàn sưng to, phù nề, kích cỡ không đồng đều.
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn được xem là bệnh lý có khả năng gây vô sinh cao. Nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn là do:
- Tĩnh mạch thừng tinh giãn gây tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn, dẫn đến suy giảm chức năng sản sinh hormone và giảm số lượng, chất lượng tinh trùng.
- Gây ứ máu tại tinh hoàn, làm cho quá trình trao đổi dinh dưỡng ở tinh hoàn bị ảnh hưởng, dẫn đến tổn thương tinh hoàn.
- Tinh hoàn nam giới giảm khả năng sản xuất hormone nam, dẫn đến ảnh hưởng trục đồi thị và tuyến yên, từ đó gây rối loạn sinh lý nam giới, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Trong đó, chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y được nhiều người lựa chọn nhất. Ứng dụng các thảo dược tự nhiên lành tính rất an toàn, không gây tác dụng phụ giúp thông mạch, hoạt huyết, ngăn chặn ứ huyết trong thành mạch, loại bỏ nhanh bệnh. Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y cũng được đánh giá cao bởi tiết kiệm chi phí.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn
Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y như thế nào?
Đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ ở giai đoạn sớm hoặc chưa ảnh hưởng đến sinh lý và khả năng sinh sản có thể tham khảo các bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y như sau:
- Bài thuốc 1:
Đan sâm 15g Bạch thược 15g
Quất hạch 15g Xuyên luyện tử 15g
Xuyên khung 15g Chỉ xác 10g
Sài hồ 10g Cam thảo 5g
Thủy điệt 3g.
Bạn đem các dược liệu trên rửa sạch, cho vào nồi sắc với 600ml, đợi cô đọng còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống vào sáng và tối, sau khi ăn khoảng 30 phút. Áp dụng trong khoảng 10 ngày và theo dõi kết quả.
- Bài thuốc 2:
Hương phụ 12g Phục linh 12g
Thương truật 12g Hải tảo 15g
Bán hạ 12g Địa miết trùng 10g
Trần bì 10g Đởm nam tinh 10g
Cam thảo 5g Thủy điệt 3g
Chỉ thực 1 con Ngô công 1 con.
Tương tự, bạn đem các nguyên liệu trên sắc thuốc, uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần sáng và tối.
Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y có hiệu quả không?
Dưới đây là đánh giá cách chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y để bạn cân nhắc thêm:
- Ưu điểm:
+ Sử dụng các dược liệu tự nhiên thường lành tính, độ an toàn cao, thường không gây tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng và hướng dẫn.
+ Dược liệu Đông y thường có tác dụng “kép”, ngoài thông mạch, hoạt huyết còn giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.
+ Hiệu quả điều trị bệnh tận gốc do tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu, ngăn chặn ứ máu ở thành mạch.
- Nhược điểm:
+ Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y cũng có hạn chế là tác dụng chậm, nên khuyến cáo người bệnh phải dùng liên tục trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt.
+ Phương pháp này nên áp dụng cho những trường hợp mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở cấp độ vừa và nhẹ.
Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng Đông y là phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả tốt. Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán cấp độ bệnh và có biện pháp điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh lý.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức