Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?

03:49 Ngày 29/09/2021
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa do tĩnh mạch bao bọc tinh hoàn bị giãn to. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào? Làm thế nào để phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời nhé!.

Bài viết liên quan:

Phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tuổi dậy thì

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa trị được không?

40% nam giới vô sinh vì giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tên gọi tiếng anh là scrotal varicocele. Thuật ngữ này dùng để mô tả căn bệnh khi tĩnh mạch bao quanh tinh hoàn bị giãn nở và tạo thành đám rối to. Ước tính khoảng 15% nam giới phải đối mặt với căn bệnh này, và 90% trong số bệnh nhân có vấn đề ở tinh hoàn trái, 10% còn lại là cả 2 bên tinh hoàn. Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở bên trái là do cấu tạo tĩnh mạch phải ở nam giới sẽ đảm nhiệm dẫn truyền máu vào tĩnh mạch thận phải, còn tĩnh mạch trái sẽ truyền máu vào tĩnh mạch chi dưới. Do đó, áp lực ở tĩnh mạch thừng tinh bên trái sẽ cao hơn và tăng nguy cơ bị bệnh hơn.

Cơ chế gây nên bệnh là do van tĩnh mạch thừng tinh suy yếu, khiến máu trào ngược từ vũng tĩnh mạch chủ đến tĩnh mạch tinh, máu ứ đọng không luân chuyển được làm giãn nở, tạo thành các búi tĩnh mạch to ở vùng bìu, bẹn. Ở người khỏe mạnh, máu ở vùng tinh hoàn thường dao động trong khoảng 33 độ C, nhưng khi búi tĩnh mạch thừng tinh giãn to sẽ làm cho nhiệt độ tinh hoàn tăng lên, ảnh hưởng đến hormone nội tiết và chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, tĩnh mạch thừng tinh giãn còn làm chậm trao đổi oxy, dinh dưỡng đến tinh hoàn khiến tinh hoàn bị bệnh thường teo nhỏ hơn so với bên còn lại.

Một số nguyên nhân khác khiến tĩnh mạch thừng tinh phải chịu nhiều áp lực như: tĩnh mạch chủ bụng bất thường, vùng tiểu khung có khối u, u phúc mạc….

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?

Van tĩnh mạch tinh hoạt động không hiệu quả gây nên bệnh 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào? Vì sao?

Thống kê chỉ ra rằng bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi dậy thì và thanh niên. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh ở độ tuổi này là do cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến lượng máu tới tinh hoàn sẽ tăng nhanh chóng, khiến áp lực mạch máu tăng lên, làm mạch máu giãn nở, căng ra. Kích thước của mạch máu vì vậy cũng phải gia tăng để chứa đủ lượng máu bị tồn đọng, khiến cho nguy cơ trào ngược dòng máu từ vùng tĩnh mạch trung tâm đến với tĩnh mạch tinh, từ đó làm nguy cơ giãn tĩnh mạch thừng tinh tăng cao ở độ tuổi này.

Ở nam giới trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh thường do suy van tĩnh mạch tinh hoàn dẫn đến máu ứ đọng, lâu ngày giãn ra thành búi tĩnh mạch bao bọc tinh hoàn.

Nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới

Đa số người bị bệnh thường không có dấu hiệu gì rõ ràng, chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám tinh hoàn. Ở giai đoạn bệnh nặng, bạn có thể tự nhìn thấy búi tĩnh mạch nổi lên, ngoằn ngoèo ở phần bìu. Nhất là trong tư thế đứng sẽ nhìn thấy rất rõ. Khi trẻ chơi thể thao, vận động nhiều, phải đứng hoặc ngồi lâu sẽ có cảm giác đau tức, khó chịu ở vùng bìu. Càng về sau, cơn đau càng nhiều và âm ỉ ở tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gồm có 5 cấp độ, cụ thể như sau:

- Cấp độ 0: Không có dấu hiệu để nhận biết bằng mắt thường, không có biểu hiện rõ rệt, chỉ phát hiện khi thực hiện chụp mạch máu, siêu âm.

- Cấp độ 1: Chưa thấy triệu chứng rõ ràng, nhưng khi thực hiện khám lâm sàng bằng nghiệm pháp Valsalva sẽ nhận thấy có búi tĩnh mạch nổi lên.

- Cấp độ 2: Trong tư thế đứng thẳng, đưa tay sờ có thể thấy búi tĩnh mạch giãn nở.

- Cấp độ 3: Búi giãn tĩnh mạch nổi cao như búi giun to, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường trong tư thế đứng.

- Cấp độ 4: Búi tĩnh mạch to có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong tư thế nằm hoặc ngồi, kèm theo triệu chứng sưng, đau, teo nhỏ tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?

Bìu nổi rõ tĩnh mạch tinh bị giãn nở

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?

Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh chủ yếu áp dụng biện pháp nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y kết hợp với theo dõi tại nhà. Phụ huynh cần chú ý:

- Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, không mặc đồ bó sát ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu.

- Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, hoa quả cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ ăn các đồ thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và không sử dụng chất kích thích để mạch máu được lưu thông.

- Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để kích thích lưu thông máu.

Cha mẹ cũng nên kết hợp tái khám thường xuyên để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường và kịp thời điều trị cho trẻ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?

Gợi ý nhóm thực phẩm tốt cho người giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ở nam giới trưởng thành, nếu gặp các vấn đề teo tinh hoàn, ảnh hưởng chức năng sinh lý và đe dọa khả năng sinh sản vì giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được tư vấn một số phương pháp phẫu thuật như:

- Nội soi ổ bụng.

- Mổ thắt tĩnh mạch tinh ngoài phúc mạc.

- Làm vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh đường bẹn.

Phương pháp phẫu thuật được tiến hành trong thời gian ngắn, người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi, hoạt động và làm việc sau 48h. Nhưng chi phí phẫu thuật thường cao, tỉ lệ tái phát nhiều (khoảng 15%) và sau phẫu thuật có thể gặp nhiều biến chứng như: tổn thương cơ quan trong ổ bụng, tràn dịch màng tinh hoàn, nhiễm khuẩn… nên bạn hãy cân nhắc khi điều trị bằng biện pháp này.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào. Phát hiện bệnh càng sớm, điều trị càng hiệu quả nên khi nhận thấy tĩnh mạch nổi cao bên ngoài tinh hoàn, bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở độ tuổi nào?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức