Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái gây biến dạng kích cỡ tinh hoàn

04:38 Ngày 18/07/2022
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh lý khi tĩnh mạch thừng tinh có biểu hiện xoắn, giãn bất thường. Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái chiếm chủ yếu (khoảng 80%), có thể dẫn đến giảm kích cỡ tinh hoàn, dẫn đến suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái là gì?

Tĩnh mạch thừng tinh là ống đi nối từ tinh hoàn đến phần dưới của ổ bụng. Trong thừng tinh có chứa các ống dẫn tinh, bao gồm có mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn hình thành khi tĩnh mạch tinh bị giãn nở do ứ đọng máu ở thành mạch. Bệnh càng nặng sẽ càng giãn to, thậm chí thành búi tĩnh mạch nổi lên, nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Đa phần bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái, ít khi gặp ở bên phải.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái là do van tĩnh mạch và tĩnh mạch tinh bên trái chịu nhiều áp lực hơn bên phải. Khi van tĩnh mạch tinh hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến cho dòng máu chảy chậm lại, không quay trở về tim, dẫn đến ứ máu và gây giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể hình thành do tắc nghẽn tĩnh mạch chủ ở vùng bụng có thể do khối u của thận phát triển dẫn đến áp lực ở tĩnh mạch tăng cao. Trường hợp này ít gặp, chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái

Hình ảnh giải phẫu giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái 

Phân loại bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái

Theo Dubin (tài liệu Y tế năm 1970) phân loại bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái cũng có các cấp độ như sau:

- Độ 0: Thường không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện thông qua các kĩ thuật chẩn đoán như chụp mạch máu, siêu âm….

- Độ 1: Khi bác sĩ làm nghiệm pháp Valsava, phát hiện thấy có búi tĩnh mạch thừng tinh trái giãn.

- Độ 2: Trong tư thế đứng thẳng có sờ thấy búi tĩnh mạch giãn nở.

- Độ 3: Trong tư thế đứng thẳng, người bệnh nhìn thấy rõ búi tĩnh mạch nổi lên.

- Độ 4: Trong tư thế nằm hay đứng đều nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn rộng, thậm chí còn kèm theo biểu hiện teo nhỏ, biến dạng tinh hoàn.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có đường kính siêu âm tĩnh mạch lớn hơn 2.5mm được đánh giá là mức độ nặng. Các trường hợp nhẹ hơn nên thăm khám bằng nghiệm pháp Valsalva để đánh giá mức độ lưu thông máu huyết. Đa phần bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái từ cấp độ 3 trở lên có thể thấy rõ tĩnh mạch nổi cao kèm theo triệu chứng đau, biến dạng tinh hoàn.

Vì sao bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể gây biến dạng kích cỡ tinh hoàn?

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không thể tự hồi phục nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh phần lớn xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên, khiến tĩnh mạch tinh trái phát triển kém hơn bên còn lại. Bệnh khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch tinh, làm tăng nhiệt độ xung quanh bìu tinh hoàn, dẫn đến tinh hoàn không trao đổi được máu huyết điều độ, làm suy giảm chức năng tinh hoàn.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái không chỉ làm giảm kích cỡ tinh hoàn mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Nhiều người khi đi thăm khám phát hiện các chỉ số tinh dịch đồ thấp do giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên có biện pháp thăm khám và điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn càng sớm càng giảm các nguy cơ biến chứng.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn làm suy giảm chức năng tinh hoàn

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có chữa khỏi được không?

Thực tế, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể hoàn toàn được chữa khỏi. Với các trường hợp cấp độ nhẹ có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây, thảo dược Đông y. Trường hợp nặng, có biến chứng vô sinh – hiếm muộn có thể được tư vấn làm phẫu thuật như: mổ hở truyền thống, mổ nội soi, vi phẫu, tắc mạch…. Sau khi mổ sẽ giúp tăng mật độ tinh trùng.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn đúng phương pháp và điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát sau 1 vài tháng. Để ngăn chặn tái phát, người bệnh nên chú ý đi tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý không hoạt động thể lực mạnh, giảm bớt áp lực đến vùng bìu, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, không tắm nước nóng… Đây là những thói quen sống tích cực giúp ngăn chặn giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái gây biến dạng kích cỡ tinh hoàn
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức