Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn là do đâu?

04:35 Ngày 14/07/2022
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh nam khoa khiến búi tĩnh mạch tinh giãn nở. Cơ chế gây bệnh tương tự như suy giãn tĩnh mạch chân. Cụ thể, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì? Cùng nghe lí giải của bác sĩ chuyên khoa về căn bệnh phổ biến này.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Căn bệnh phổ biến ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn chủ yếu gặp ở độ tuổi dậy thì và thiếu niên, hiếm khi gặp ở độ tuổi trưởng thành. Đa số giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường gặp ở bên trái, do tĩnh mạch tinh hoàn trái chịu nhiều áp lực hơn tĩnh mạch tinh hoàn phải. Số ít người bệnh gặp ở cả 2 bên, rất ít khi gặp ở tinh hoàn phải.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường không gây đau, không có triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn đầu. Muốn phát hiện bệnh sớm cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Ở giai đoạn sau, bệnh có thể gây các triệu chứng điển hình như: đau tinh hoàn, teo tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản. Người bệnh có thể bị teo nhỏ tinh hoàn, do vùng tinh hoàn bị giãn sẽ khiến cho nhiệt độ tinh hoàn tăng, gây tổn thương tinh hoàn. Ngoài ra, giãn tĩnh mạch tinh hoàn còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do làm giảm lưu lượng máu, tăng nhiệt độ tinh hoàn, gây giảm sản sinh hormone và số lượng, chất lượng tinh trùng.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Cấu tạo tinh hoàn và tĩnh mạch tinh 

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Cơ chế gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn cũng tương tự như bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi van tĩnh mạch suy yếu sẽ dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh mạch tinh, lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch giãn.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn không phải do những tác động vật lí. Bệnh đến do tuần hoàn máu kém, van tĩnh mạch suy yếu làm máu huyết không thông, khiến búi tĩnh mạch giãn rộng.

Bác sĩ chuyên khoa chia giãn tĩnh mạch tinh hoàn thành nhiều cấp độ, trong đố cấp độ nặng có thể gây đau bìu, nhìn rõ búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da. Bệnh càng để lâu càng ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. 

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn như thế nào?

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần chú ý:

- Thăm khám cơ quan sinh dục, dựa vào nghiệm pháp Valsava để xác nhận mức độ lưu thông máu.

- So sánh kích thước tinh hoàn (bên bị bệnh thường nhỏ hơn bên khỏe mạnh).

- Thực hiện siêu âm khảo sát tốc độ lưu thông máu.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn bên phải thường rất ít gặp. Nếu phát hiện thấy nên làm xét nghiệm siêu âm thận để loại bỏ nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn phải là do có khối u chèn ép.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Một số cấp độ giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Gợi ý điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật, tuy nhiên, việc điều trị cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không phải bất cứ trường hợp nào cũng phẫu thuật.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây đau, teo tinh hoàn, kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện phẫu thuật. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất như:

- Phẫu thuật làm tắc mạch: Kĩ thuật tắc mạch ở tĩnh mạch bị giãn sẽ giúp ngăn chặn dòng máu ứ đọng, chuyển lưu thông máu sang tĩnh mạch khỏe mạnh.

- Phẫu thuật nội soi: Áp dụng mổ nội soi để loại bỏ tĩnh mạch bị bệnh.

- Phương pháp vi phẫu: Loại bỏ tĩnh mạch bị bệnh bằng đường rạch nhỏ ở vùng bẹn.

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ bảo vệ các cơ quan lân cận như mạch bạch huyết, động mạch tinh để giảm tối thiểu các biến chứng.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

- Tràn dịch màng tinh hoàn (gây tích tụ dịch bên trong bìu tinh hoàn).

- Teo tinh hoàn hoặc co rút, giảm kích cỡ tinh hoàn.

- Suy giảm chức năng tinh hoàn.

- Làm tổn thương vùng động mạch tinh hoàn (ít gặp).

Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 2-3 ngày. Sau đó người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng. Phẫu thuật có thể gây đau nhẹ trong vài ngày hoặc vài tuần. Chất lượng tinh trùng có thể được cải thiện sau khoảng 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt, người bệnh cũng nên chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng đãng kết hợp ăn uống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn và biện pháp điều trị phù hợp. Bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên cụ thể hơn.

 

Tags: Giãn tĩnh mạch thừng tinh , Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 2/5
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn là do đâu?
Điểm trung bình: 2.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức