Yếu sinh lý do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Có thật như lời đồn?
Bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây ung thư tinh hoàn?
Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị?
1. Vị trí của tĩnh mạch thừng tinh ở đâu, có vai trò gì?
Tĩnh mạch thừng tinh là toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bao quanh tinh hoàn, giúp dẫn truyền máu từ tinh hoàn xuống bìu và đi dọc ống bẹn để quay ngược trở về tim. Ngoài ra, tĩnh mạch tinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất giữa các cơ quan sinh dục, nhất là tinh hoàn, hỗ trợ tinh hoàn sản xuất hormone sinh dục và tinh trùng.
Cấu tạo của tinh hoàn và các tĩnh mạch tinh
2. Làm thế nào để nhận biết giãn tĩnh mạch thừng tinh?
Khi van tĩnh mạch tinh hoàn suy yếu sẽ khiến cho máu không thể điều hòa, làm ứ trệ bên dưới tinh hoàn. Máu ứ sẽ dẫn đến hệ quả là bệnh nhân cảm thấy đau tức, nặng nề ở bìu tinh hoàn. Bệnh càng nặng càng thấy rõ cơn đau, thậm chí có thể nhìn thấy búi tĩnh mạch nổi lên bằng mắt thường hoặc tinh hoàn bị bệnh teo nhỏ hơn so với bên còn lại.
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện nghiệm pháp Valsalva, siêu âm Doppler tĩnh mạch để phát hiện dòng chảy tĩnh mạch tinh. Nếu bạn có bất thường như khó thụ thai còn có thể được chỉ định là xét nghiệm tinh dịch đồ để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh có phải nguyên nhân hay không.
3. Thủ phạm gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do van tĩnh mạch tinh không luân chuyển máu đến các cơ quan. Tỉ lệ người mắc bệnh ở tinh hoàn trái chiếm 90% và 10% xảy ra ở cả 2 bên. Nguyên nhân là do cấu tạo tĩnh mạch tinh hoàn bên trái sẽ dẫn máu đổ xuống vùng chi dưới và chịu áp lực của phần bụng nhiều hơn, khiến máu lưu thông khó hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây giãn tĩnh mạch thừng tinh trái như: tiền sử táo bón, u ở ổ bụng… cũng khiến máu lưu thông kém hơn.
Búi tĩnh mạch tinh hoàn giãn nở bất thường
4. Có thể tự khám giãn tĩnh mạch thừng tinh không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có 5 cấp độ, ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, cũng như không thể nhìn thấy cái búi tĩnh mạch nổi lên bằng mắt thường. Bệnh nhân chỉ có thể tự thăm khám khi tình trạng bệnh nặng, cảm thấy đau tinh hoàn, và sờ thấy búi tĩnh mạch nổi lên dưới bìu.
Chỉ khi áp dụng các kĩ thuật siêu âm mạch máu mới có thể biết chính xác bạn có đang bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hay không, và đang mắc bệnh ở mức độ nào.
5. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây yếu sinh lý không?
Phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh muộn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất, sản sinh hormone và tinh trùng của tinh hoàn.
Khi máu ứ trệ ở bìu sẽ khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng cao. Ở người khỏe mạnh, nhiệt độ tinh hoàn luôn thấp hơn khoảng 1 – 2 độ so với nhiệt độ cơ thể. Nhưng khi tinh hoàn bị nghẽn lại, lưu thông kém làm tinh hoàn tăng nhiệt, từ đó giảm sinh tinh và hormone nam, thậm chí có thể gây vô sinh nam. Máu huyết không thông còn khiến tế bào tinh chết đi gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh lý, khiến bạn giảm ham muốn tình dục, ngại gần gũi với bạn tình.
Bệnh còn ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn, nhất là làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone sinh dục nam. Khi mắc bệnh lâu ngày không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến testosterone giảm sút khiến đấng mày râu phải đối mặt với nhiều bệnh lý nam khoa khác như: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm….
Yếu sinh lý do giãn tĩnh mạch thừng tinh là điều có thể xảy ra nếu bạn không đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Đừng ngại ngần, hãy đi khám nam khoa để được tư vấn cụ thể
6. Chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nào?
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán các cấp độ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh từ cấp độ 0 cho đến cấp độ 4. Ở cấp độ 0,1 là những tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể thay đổi lối sống hoặc ăn uống để phòng tránh tiến triển bệnh như:
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
- Tích cực vận động, tập luyện thể dục vừa sức hàng ngày.
- Ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả.
- Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho mạnh máu.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, thừa cân.
Khi mức độ nặng hơn sẽ được tư vấn dùng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc Tây giúp đặc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Phác đồ của Y học hiện đại chú trọng sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu để cải thiện triệu chứng đau, sưng, tức ở tinh hoàn, nhưng không thể điều trị bệnh tận gốc.
Do vậy, điều trị bằng các dược liệu tự nhiên, ứng dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền, giúp bổ máu huyết, hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch đang là phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người lựa chọn nhất. Dược liệu của Đông y hoàn toàn lành tính, giúp trị bệnh tận gốc không lo tái phát.
Với trường hợp bệnh nặng dẫn đến tinh trùng kém, số lượng tinh trùng ít, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn có thể tham khảo biện pháp phẫu thuật mổ nội soi, tắc mạch can thiệp hoặc bóc tách tĩnh mạch. Phương pháp này đòi hỏi phải có kĩ thuật hiện đại, bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao để đề phòng tái phát. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân bị biến chứng sau mổ và tái phát bệnh sau cao nên bạn hãy cân nhắc kĩ.
7. Làm thế nào để ngăn chặn tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh sau khi điều trị
Sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách nội soi, mổ hở, mổ vi phẫu hay thuyên tắc nút mạch, bạn vẫn có khả năng tái phát bệnh nếu máu huyết vẫn ứ trệ và không lưu thông.
Trường hợp bệnh nhân tái phát cần phải được thăm khám lâm sàng và tiến hành siêu âm, chẩn đoán chính xác mức độ giãn tĩnh mạch, kích thước giãn bao nhiêu, đang ở cấp độ bệnh nào để tiến hành tư vấn điều trị.
Sau khi mổ hoặc để tăng hiệu quả điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bạn cần chú ý:
- Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ tuần hoàn máu.
- Tránh táo bón để giảm bớt áp lực cho tĩnh mạch tinh.
- Nếu có bệnh lý ở ổ bụng như khối u phúc mạc cần được điều trị triệt để.
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá rất có hại cho mạch máu.
- Không quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ quan sinh dục không bị gò bó, chật chội.
- Không mang vác các vật nặng khiến áp lực tĩnh mạch tinh tăng.
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh, giúp bạn giải đáp câu hỏi giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây yếu sinh lý hay không, cách điều trị như thế nào. Mong rằng bạn đã có thêm giải pháp ngăn chặn căn bệnh nam khoa nguy hiểm này.
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức