Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch: Hiệu quả đến từ thói quen
Bài viết liên quan:
Nặng chân về chiều - Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân
Tổng hợp phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông theo Tây y
Suy giãn tĩnh mạch có gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai không?
1. Hãy giảm cân
Thừa cân, béo phì làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường, cao huyết áp…. Đặc biệt, thừa cân còn khiến cho lòng tĩnh mạch bị chít hẹp, áp lực đến tĩnh mạch tăng cao, dẫn đến nguy cơ giãn tĩnh mạch. Béo phì được xem là kẻ thù của đôi chân. Vì vậy, bạn hãy giảm cân lành mạnh bằng cách tập luyện, cân bằng chế độ ăn uống để cơ thể khỏe mạnh.
2. Hãy vận động nhiều
Bạn đừng đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy vận động chân thường xuyên trong giờ làm việc, dành thời gian để chân được thư giãn sẽ giúp giảm bớt áp lực đến thành tĩnh mạch, làm giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Liên tục thay đổi tư thế sẽ giúp cho máu huyết được lưu thông tốt hơn, giúp đẩy lùi bệnh.
Vận động nhiều giúp cơ thể khỏe khoắn
3. Kết hợp dùng vớ y khoa
Nếu công việc của bạn phải đứng hoặc ngồi lâu, làm bạn thường xuyên cảm thấy các cơn đau nhức, tê mỏi ở chân thì nên sử dụng vớ y khoa để giảm bớt áp lực đến tĩnh mạch. Vớ y khoa được thiết kế chuyên dụng, giúp giảm ứ đọng máu. Khi dùng vớ y khoa bạn nên chọn đúng size vớ, nên dùng ban ngày, không nên dùng vào ban đêm.
4. Tập thể dục
Đi bộ rất tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Mỗi ngày bạn hãy đi bộ khoảng 30 phút, nên tập luyện nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, khiêu vũ… để cải thiện tuần hoàn máu. Tập thể dục hàng ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp….
5. Dừng hút thuốc
Chất độc từ khói thuốc sẽ khiến cho tĩnh mạch bị co lại, chít hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý suy giãn, viêm tắc tĩnh mạch, động mạch. Để ngăn chặn các bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch máu, ung thư phổi… tốt nhất bạn nên bỏ thuốc lá.
6. Ngưng điều trị bằng hormone
Chị em đang điều trị bằng liệu pháp hormone như dùng thuốc trị mụn có chứa estrogen, thuốc tránh thai, điều trị mãn kinh bằng hormone… đều khiến cho tuần hoàn máu kém, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và suy giãn tĩnh mạch.
7. Kê chân lên cao
Bạn hãy kê chân lên cao bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là khi ngủ, để chân cao hơn mông và tim, sẽ giúp dồn máu từ chân về tim tốt hơn.
8. Bỏ tư thế ngồi bắt chéo chân
Tư thế quen thuộc này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại làm máu đến với tĩnh mạch kém hơn, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Ngồi vắt chéo chân rất có hại cho mạch máu
9. Không đi giày cao gót hoặc mặc đồ chật
Giày cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn đến đôi chân nhiều hơn. Bạn nên thay thế bằng giày đế thấp, vừa vặn với chân để giảm bớt áp lực đến mạch máu. Ngoài ra, cũng không nên mặc đồ quá chật sẽ cản trở lưu thông máu. Thay vào đó bạn nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.
Trên đây là 9 bí quyết giúp phòng tránh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bạn hãy lưu lại ngay để thay đổi những thói quen hàng ngày giúp bảo vệ đôi chân khỏe.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức