Suy giãn tĩnh mạch có gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai không?
Bài viết liên quan:
Dùng vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch: Những điều cần lưu ý
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện có điều trị được không?
Vì sao khi mang thai có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng mạch máu sưng, nổi gồ lên dưới da. Người bệnh có thể nhìn thấy rõ những mạch máu màu xanh tím, ngoằn ngoèo, chủ yếu ở vùng bắp chân.
Ngoài ra, suy giãn tĩnh mạch còn gây nên triệu chứng đau nhức, nặng chân, gây khó khăn trong sinh hoạt, làm bà bầu bị đau chân, mất ngủ….
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Nội tiết tố thay đổi: Hormone progesterone tăng cao khi mang thai, làm cho tĩnh mạch sưng và giãn nở.
- Lưu lượng máu thay đổi: Khi mang thai tuần hoàn máu của người mẹ chịu nhiều áp lực để nuôi dưỡng bào thai, khiến cho tĩnh mạch chân bị áp lực dẫn đến giảm lưu lượng máu.
- Có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch trước đó hoặc gia đình đã có người bị suy giãn tĩnh mạch.
- Do một số nguyên nhân khác: Chị em mang đa thai, béo phì, thừa cân, đứng hoặc ngồi lâu sẽ khiến cho tĩnh mạch ở chân bị áp lực dẫn đến bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu, suy giãn tĩnh mạch khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng hay thai nhi mà chỉ gây các nên các triệu chứng ngứa, đau, sưng đỏ, mất thẩm mỹ.
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai sẽ nguy hiểm nếu tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch gây nhiễm trùng các vùng da xung quanh. Huyết khối tĩnh mạch thường gây nên các triệu chứng như: sốt không rõ lí do, cảm giác ớn lạnh, sưng chân, phù nề, hoặc biến đổi da chân, lở loét. Nguyên nhân gây bệnh là do cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch.
Chị em mắc suy giãn tĩnh mạch có thể dùng vớ hỗ trợ lưu thông máu
Biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có biện pháp điều trị thích hợp. Đa phần suy giãn tĩnh mạch nông thường không cần phải điều trị, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu bà bầu bị biến chứng huyết khối tĩnh mạch cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn biến chứng thuyên tắc phổi.
Suy giãn tĩnh mạch thông thường sẽ được tư vấn sử dụng vớ chuyên khoa để hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu trong thành mạch.
Để hạn chế nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
- Nên kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều trong thai kì, tránh gây áp lực đến tĩnh mạch.
- Không đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
- Nên đi lại, vận động nhiều để máu huyết được lưu thông.
- Tránh các tư thế bất lợi cho mạch máu như ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm.
- Nên kê cao chân và nằm nghiêng về bên trái để tuần hoàn máu tốt hơn.
- Thăm khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những bất thường để có biện pháp điều trị thích hợp.
Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không. Khi mang thai mẹ bầu nên duy trì ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để máu huyết được lưu thông sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức