Hướng dẫn đeo và bảo quản vớ trị suy giãn tĩnh mạch
Bài viết liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo quan điểm của Y học cổ truyền
Triệu chứng và 8 cách đơn giản phòng ngừa giãn tĩnh mạch mạng nhện
Tổng hợp các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nông chi dưới theo Tây y
Hướng dẫn đeo vớ trị suy giãn tĩnh mạch
Có 2 cách đeo vớ trị suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Bạn dùng 2 tay nắm 2 bên miệng vớ để kéo lên.
- Bước 2: Dùng 2 tay kéo vớ ra khỏi bàn chân, kéo đến mức tối đa, càng cao càng tốt.
- Bước 3: Tiếp tục chọn đoạn giữa thân vớ mà bạn có thể nắm được để kéo lên cao.
- Bước 4: Với các đoạn vớ bị chùn hoặc bị gấp lại, bạn dùng tay kéo vớ dịch xuống rồi tiếp tục kéo lên cao hơn.
- Bước 5: Tìm các điểm bị trùng để tiếp tục kéo lên thẳng.
- Bước 6: Xem xét điểm cuối của vớ, sao cho đặt đúng với gót chân.
Minh họa 4 bước đeo vớ suy giãn tĩnh mạch
Cách 2:
- Bước 1: Bạn lộn mặt trái vớ.
- Bước 2: Cho bàn chân vào vớ, rồi kéo vớ lên cao cho đến khi bàn chân và gót chân đúng với vị trí của gót vớ.
- Bước 3: Lấy tay nắm hai bên miệng vớ rồi từ từ kéo vớ lên trên cao.
3 bước dùng vớ hiệu quả nhất
Nếu bạn là người lớn tuổi, người đau lưng, hoặc đau khớp tay không thể trực tiếp mang vớ có thể tham khảo cách mang vớ nhờ khung hỗ trợ. Loại khung này sẽ giúp bạn mang vớ nhanh gọn và chuẩn xác hơn.
Khi đeo vớ trị suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý điều gì?
Để vớ y khoa mang lại công dụng thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện suy giãn tĩnh mạch, bạn cần lưu ý:
- Chỉ nên mang vớ ban ngày, không dùng khi đi ngủ.
- Khi đi, đứng, ngồi hoặc tập luyện thể dục thể thao đều có thể mang vớ.
- Chọn đúng size vớ phù hợp với đôi chân và mức độ bệnh của bạn.
- Nếu bạn cảm thấy đeo vớ cả ngày rất khó chịu nên tập làm quen bằng cách dùng vớ vài giờ đầu, rồi mới tiếp tục tăng lên thời gian.
- Khi bị ngứa do dùng vớ y khoa, bạn có thể dùng phấn cho trẻ em để thoa lên da trước khi mang vớ sẽ giúp giảm kích ứng.
- Nên kiểm tra, xem xét vớ thường xuyên xem có kẹp vào da không, có gây đau không để điều chỉnh cho phù hợp.
- Bạn nên chú ý theo dõi chân thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu: nứt da, lạnh da, tím tái da, tê bì, châm chích khi mang vớ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Khuyến khích đổi vớ 6 tháng/ lần để lựa chọn kích cỡ phù hợp, giúp máu di chuyển xuống chân và quay về tim tốt hơn.
Kiểm tra các số đo để lựa chọn vớ cho phù hợp
Hướng dẫn giặt và bảo quản vớ trị suy giãn tĩnh mạch
1. Cách giặt vớ y khoa
Bác sĩ khuyên bạn nên giặt vớ mỗi ngày, giặt riêng vớ và không giặt chung với các loại quần áo khác. Bạn nên giặt bằng tay, sử dụng bột giặt ít chất tẩy rửa.
Khi giặt vớ không sử dụng nước tẩy quần áo vì làm vớ nhanh hư hỏng. Bạn nên vắt khô bằng tay, phơi vào chỗ thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể hong khô vớ trước quạt điện, nhưng không nên hơ vớ trước lửa, không đặt vớ lên các vật nóng hoặc dùng bàn là để ủi vớ.
2. Cách bảo quản vớ y khoa
Để vớ y khoa được bền, bạn nên chú ý:
- Khi đeo vớ không nên để nhẫn, móng tay, đồ trang sức trên tay làm xước vải. Bạn có thể tháo bỏ nhẫn, dùng bàn tay hoặc gang tay cao su để kéo vớ.
- Để vớ bền, bạn cũng nên tuân thủ quy tắc giặt và phơi vớ, không để vớ tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Nếu vớ hay bị tuột bạn nên xem xét lại size vớ cho phù hợp. Khi dùng nên kéo cao đến đến đùi để vớ ôm sát vào chân.
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn đeo và bảo quản vớ trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách. Bạn nên mua vớ ở địa chỉ y tế uy tín, tham khảo lời khuyên của bác sĩ để chọn vớ cho phù hợp.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức