Bí quyết cải thiện giãn tĩnh mạch mạng nhện từ thiên nhiên
Bài viết liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nông cao hơn nam giới
Top thực phẩm phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch nên ăn hàng ngày
1. Giấm táo
Giấm táo là nguyên liệu dễ kiếm, giúp tăng lưu lượng máu dưới da, hỗ trợ cải thiện suy giãn tĩnh mạch mạng nhện hiệu quả.
Bạn hãy chuẩn bị một mảnh vải sạch, ngâm vào giấm táo, sau đó dùng để quấn quanh vùng da bị bệnh. Bạn nên giữ nguyên trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày làm 2-3 lần.
Giấm táo hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch mạng nhện
2. Nước cây phỉ
Nước cây phỉ là hoạt chất tự nhiên được biết đến với công dụng kháng viêm. Bôi nước cây phỉ sẽ giúp cho tĩnh mạch co lại, làm tăng hiệu quả tuần hoàn máu. Hoạt chất Tannin trong nước cây phỉ còn giúp giảm viêm và phục hồi các tế bào bị viêm.
Bạn hãy dùng 1 miếng đệm bông, ngâm vào trong nước cây phỉ, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bệnh khoảng 30 phút mỗi ngày.
3. Dầu thầu dầu
Sử dụng dầu thầu dầu massage chân sẽ giúp cải thiện lưu thông máu rõ rệt. Bạn hãy dùng dầu thầu ép lạnh massage nhẹ nhàng bắp chân bị giãn tĩnh mạch mạng nhện để kháng viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu.
4. Dùng dầu dừa
Bạn hãy dùng dầu dừa nguyên chất để xoa bóp quanh vùng tĩnh mạch bị giãn. Dầu dừa có chứa chất oxy hóa tự nhiên, giúp máu huyết được điều hòa, ngăn chặn ứ đọng máu trong tĩnh mạch. Bạn đổ dầu dừa ra tay, xoa vào giữa 2 bàn tay rồi massage vòng quanh vùng tĩnh mạch bị giãn.
Massage bằng dầu dừa giúp thúc đẩy lưu thông máu
5. Muối Epsom
Muối Epsom còn có tên gọi khác là Magie Sulfat. Loại muối này không ăn được mà thường dùng để kháng viêm và có đặc tính khử độc.
Bạn hãy dùng khoảng 2- 3 chén muối Epsom (tương đương khoảng 700g), cho vào bồn tắm rồi ngâm mình để nước thẩm thấu vào vùng chân bệnh. Một tuần làm khoảng 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
6. Sử dụng chiết xuất hạt nho
Hạt nho đen hoặc đỏ được nghiên cứu rất giàu bioflavonoid, còn được gọi là hoạt chất Proanthocyanidin Oligomeric (OPCs), đem lại công dụng giảm viêm và tăng cường máu huyết.
Bạn nên bổ sung khoảng 720mg chiết xuất hạt nho mỗi ngày để hệ tuần hoàn máu được khỏe mạnh.
7. Tỏi
Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật. Tỏi còn có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch.
Bạn nên tích cực ăn nhiều tỏi trong bữa cơm của mình. Ngoài ra, có thể dùng tỏi băm nhuyễn, hòa với một vài giọt cồn tiệt trùng để xoa bóp lên vùng da chân bị bệnh. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
8. Cà chua xanh
Cà chua xanh có công dụng kích thích lưu thông máu. Thành phần Acid cao có trong hạt cà chua sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, tương tự như chất chống đông máu tự nhiên, giúp giảm viêm.
Bạn chỉ cần rửa sạch cà chua, cắt thành nhiều lát mỏng, đắp lên vùng da bị bệnh, sau đó quấn lại bằng băng quấn khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Lưu ý chỉ nên làm 2 lần/ ngày, không nên làm quá lâu.
9. Gừng
Gừng cũng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Trong gừng còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tên gọi là Gingerol rất tốt cho thành mạch.
Ngoài thêm gừng vào chế độ ăn uống, bạn có thể áp dụng đun sôi nước gừng trong khoảng 10 phút rồi cho khoảng 5ml mật ong và uống mỗi ngày 2 lần.
10. Bạch quả
Bạch quá được biết đến với nhiều hoạt chất giúp làm bền thành mạch, rất tốt cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng khoảng 40mg bạch quả mỗi ngày qua đường uống sẽ giúp hệ tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn.
11. Nước chanh và Baking Soda
Nước chanh và Baking Soda rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nước cốt chanh giàu hàm lượng vitamin C, thường được sử dụng để lọc máu, đào thải các độc tố trong cơ thể. Baking Soda giàu tính kiềm, kết hợp với nước cốt chanh giúp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện hiệu quả.
Bạn hãy dùng 2 thìa nước cốt chanh, hòa với 1 muỗng Baking Soda và nước. Sau khi hỗn hợp được tạo thành bạn có thể uống mỗi ngày 2-3 ly để cải thiện suy giãn tĩnh mạch.
Hỗn hợp baking soda tốt cho tuần hoàn máu
12. Dầu tràm trà
Dầu cây tràm trà được biết đến với công dụng kháng khuẩn, khử trùng, giảm viêm, giúp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng cách thúc đẩy lưu thông máu.
Bạn hãy dùng dầu cây tràm trà xoa vào lòng bàn tay, bóp đều đến vùng tĩnh mạch bị ảnh hưởng, massage nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.
13. Nghệ
Củ nghệ có chứa thành phần Curcumin giúp chống oxy hóa, mang lại đặc tính kháng viêm, khử trùng giúp cỉa thiện nhanh các triệu chứng đau của giãn tĩnh mạch mạng nhện.
Bạn hãy dùng 1 muỗng café bột nghệ, hòa tan trong 1 ly sữa nóng để uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể dùng bột nghệ trộn với nước để trực tiếp thoa lên vùng da bị bệnh.
Ngoài các biện pháp trên, bạn nên kết hợp thoa kem chống nắng lên chân hàng ngày, tập thể dục thể thao thường xuyên, không đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, thực hiện chế độ ăn ít muối, giàu chất xơ để máu huyết được lưu thông tốt hơn, sẽ giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch mạng nhện hiệu quả nhất.
-
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới gây biến chứng lở loét hoại tử
-
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có thuốc điều trị không?
-
Tĩnh mạch nông của chi dưới có cấu tạo như thế nào? Top 3 bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch nông
-
Giãn tĩnh mạch hiển lớn có dấu hiệu gì? Tổng hợp các phương pháp điều trị
-
Tĩnh mạch nông là gì? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có chữa được không?
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức