75% phụ nữ trên 18 tuổi mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện

02:42 Ngày 30/05/2020
Bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và gây nên nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe khác.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là bệnh gì?
 
Tĩnh mạch có vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Chúng nằm ở dưới da, có nhiệm vụ dẫn truyền máu từ các cơ quan quay ngược trở lại tim.
 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là một bệnh lý của tĩnh mạch. Đây là tình trạng khi các mạch máu nổi lên, tỏa ra thành từng chùm như mạng nhện có màu xanh, đỏ hoặc tím. Ban đầu chúng rất nhỏ như sợi chỉ nhưng sau có thể lớn hơn gây phình tĩnh mạch, rất nguy hiểm. 
dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-mang-nhen-nu-gioi-1
Hình ảnh giãn tĩnh mạch mạng nhện
 
Bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện chủ yếu xảy ra ở nữ giới, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Bệnh cũng đa phần ảnh hưởng đến vùng chân nhiều hơn các cơ quan khác và có thể gây mất khả năng vận động, lở loét chân nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện

Nguyên nhân gây nên tĩnh mạch mạng nhện là do bất thường trong dòng chảy ở tĩnh mạch. Cơ chế hoạt động của tĩnh mạch là khi nhận máu từ chân tĩnh mạch sẽ đóng lại, nhưng nếu như van này bị “lỗi” sẽ dẫn tới máu chảy bất thường gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch.
 
Một số nguyên nhân cụ thể dẫn tới bệnh thường là do:
 
- Phụ nữ mang thai: Khi thai nhi càng lớn sẽ khiến tĩnh mạch chịu áp lực nhiều hơn, tăng nguy cơ gây bệnh.
 
- Người béo phì, thừa cân: Tốc độ luân chuyển máu ở người thừa cân đã bị cản trở rất nhiều cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của van tĩnh mạch.
 
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố mẹ mắc suy giãn tĩnh mạch thì con cũng chịu ảnh hưởng.
 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện chỉ là dấu hiệu ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ thấy tĩnh mạch nổi rõ lên dưới da, những vết đỏ hằn như mạng nhện hoặc màu tím mạch máu phình lên. Sau đó, nếu bệnh nặng nề hơn sẽ khiến tĩnh mạch nổi rất to, sưng tấy vùng da, chủ yếu bị đau và sưng ở vùng chân và mắt cá chân nhiều hơn.Nếu bạn không được điều trị sớm lâu ngày sẽ dẫn tới viêm loét da rất nguy hiểm.
 
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 40% người bị giãn tĩnh mạch không hề nhận thấy tĩnh mạch nổi lên mà chỉ thấy loét chân mới biết mình mắc bệnh. Và 89% số bệnh nhân mắc tĩnh mạch mạng nhện đều bị khiếm khuyết van trong lòng tĩnh mạch lớn ở chân.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện

Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện điển hình:
 
- Bạn thấy nổi mạch máu lên dưới chân.
 
- Chân bạn bị sưng phù chân và mắt cá chân. Đây là biểu hiện khi tĩnh mạch bị đầy quá mức, máu rò rỉ ra trong lòng tĩnh mạch.
 
- Xuất hiện vết loét chân đột ngột. Những vết loét này thường rất khó lành lặn.
 
- Các tĩnh mạch nổi dày lên như mạng nhện, không gây đau đớn ở vùng da.
dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-mang-nhen-nu-gioi-2
Giãn tĩnh mạch mạng nhện chủ yếu ở chân

Giãn tĩnh mạch mạng nhện có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện trên má nhưng chủ yếu ảnh hưởng dưới chân. Hầu hết tĩnh mạch mạng nhện được đánh giá là không nguy hiểm, không gây đau chân. Nhưng nếu tĩnh mạch mạng nhện không được điều trị sẽ gây nên biến chứng sau:
 
- Mất thẩm mỹ vùng da do tĩnh mạch nổi lên và phình to hơn.
 
- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: tự ti, lo lắng không yên.
 
- Nếu tĩnh mạch mạng nhện lâu ngày không được can thiệp cũng có thể dẫn tới lở loét da.
 
Do vậy bạn không nên chủ quan trước tình trạng tĩnh mạch mạng nhện. Chân không đau cũng cần có biện pháp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng không mong muốn khác.

Phòng chống suy giãn tĩnh mạch mạng nhện

Để phòng chống suy giãn tĩnh mạch nói chung  và giãn tĩnh mạch mạng nhện nói riêng cần chú ý:
 
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng tuần hoàn máu.
 
- Chú ý kiểm soát cân nặng, không để béo phì, thừa cân.
 
- Ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế các chất đường, béo có hại cho cơ thể, tăng cường rau xanh, trái cây.
 
- Hạn chế đi giày cao gót.
 
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu.

Tĩnh mạch linh – Giải pháp cho người mắc suy giãn tĩnh mạch 

 
Nếu bạn mắc tĩnh mạch mạng nhện có thể áp dụng một số cách điều trị đơn giản sau:
 
- Mang vớ y khoa: Các loại vớ y khoa sẽ giúp cải thiện lưu thông máu tốt hơn.
 
- Thoa kem dưỡng da: Thoa kem và massage chân sẽ giúp hệ tuần hoàn máu được cải thiện nhiều hơn. 
Tĩnh mạch linh hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện
 
Ngoài ra, bạn nên sử dụng Tĩnh mạch linh hàng ngày để hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu tốt nhất, bồi bổ máu và ngăn ngừa các triệu chứng của giãn tĩnh mạch nhờ thành phần thảo dược tự nhiên như:
 
- Đan sâm, Xích thược, Bạch truật: Vị thuốc giúp bổ máu có tiếng trong Y học cổ truyền, giúp cải thiện chức năng dẫn truyền máu từ tim đi các cơ quan khác.
 
- Hoa hòe: Thảo dược hàng đầu giúp tăng cường sức bền thành mạch.
 
- Thiên niên kiện: Vị thuốc giảm tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.
 
Tĩnh mạch linh được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ với người dùng.
Tags: Nguyên Nhân , Biến Chứng , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
75% phụ nữ trên 18 tuổi mắc giãn tĩnh mạch mạng nhện
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức