Tổng hợp 6 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện phổ biến nhất
09:20 Ngày 01/06/2020
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể điều trị bằng phương pháp: chích xơ tĩnh mạch, chiếu tia laser, phẫu thuật, dùng tần số vô tuyến hoặc thảo dược tự nhiên.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là gì?
Tĩnh mạch mạng nhện là tình trạng tĩnh mạch nổi lên dưới da tạo thành từng chùm tương tự như rễ cây hoặc mạng nhện. Tĩnh mạch này thường có màu đỏ, xanh hoặc tím. Đây là một dạng tổn thương của tĩnh mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện thường không đau nhưng cũng không nên chủ quan. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở mặt và chân. Thống kê cho thấy khoảng 75% phụ nữ phải đối mặt với căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện - Căn bệnh phổ biến
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch mạng nhện là gì?
Nguyên nhân gây tĩnh mạch mạng nhện là do:
- Yếu tố di truyền: Hầu hết những người có bố mẹ đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch mạng nhện đều sẽ bị căn bệnh này sau này.
- Người phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Những người có công việc phải đứng một chỗ hay ngồi lâu đều khiến máu lưu thông kém dẫn đến bệnh.
- Người hút thuốc lá: Người nghiện thuốc lá thường có hệ tĩnh mạch rất yếu và dễ dàng mắc các bệnh suy giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch mạng nhện.
- Người béo phì, thừa cân: Những đối tượng béo phì cũng khiến tốc độ luân chuyển máu giảm, tăng nguy cơ gây bệnh.
- Yếu tố hormone: Chị em sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay trong quá trình mang thai đều dễ bị bệnh hơn so với người bình thường.
6 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện
Mặc dù giãn tĩnh mạch mạng nhện không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Bệnh nếu không được điều trị kĩ càng cũng khiến gây nên biến chứng nguy hiểm hơn như: đau nhức, sưng chân, lở loét chân… Dưới đây là một số biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện phổ biến hiện nay:
1. Chích xơ tĩnh mạch
Phương pháp này đã bắt đầu được ứng dụng từ năm 1930. Bác sĩ sẽ chủ yếu sử dụng dung dịch nước muối sinh lý đậm đặc hoặc chất tẩy riêng biệt để tiêm vào lòng tĩnh mạch.
Sau khi tiêm các tĩnh mạch sẽ có hiệu quả trong vòng 3 – 6 tuần. Các tĩnh mạch mạng nhện sẽ mờ dần. Phương pháp này được đánh giá khá đơn giản nhưng cũng tốn kém và bắt buộc phải được bác sĩ có chuyên môn chỉ định.
Phương pháp tiêm chích xơ tĩnh mạch
2. Laser nội tĩnh mạch
Đây là biện pháp ứng dụng sợi laser siêu nhỏ dẫn vào lòng tĩnh mạch để làm xẹp tĩnh mạch xuống. Phương pháp này phải được gây tê tại chỗ. Khi tĩnh mạch xẹp xuống thì các mạch máu cũng biến mất nhưng đây không phải là cách điều trị tận gốc mà có thể tái phát bất cứ lúc nào.
3. Tắc nghẽn tần số vô tuyến
Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ống thông nhỏ vào lòng tĩnh mạch để tạo năng lượng tần số vô tuyến trong thành tĩnh mạch. Năng lượng này sẽ khiến tĩnh mạch nóng lên, tan ra hoặc đóng kín lại.
Phương pháp này cũng đòi hỏi phải được gây tê tại chỗ và bác sĩ bắt buộc phải có chuyên môn cao mới áp dụng được.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bao gồm các kĩ thuật: thắt tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hay còn gọi là cắt bớt tĩnh mạch.
Phẫu thuật có 2 dạng là:
+ Phẫu thuật nội soi tĩnh mạch: sử dụng camera nhỏ chui vào bên trong tĩnh mạch để cắt phần tĩnh mạch bị giãn.
+ Phẫu thuật mổ phanh tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ sau đó cắt bớt tĩnh mạch hoặc thắt tĩnh mạch. Phương pháp này cần thời gian khá dài để phục hồi và rất ít được sử dụng trong điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện, nhưng lại rất phổ biến trong điều trị suy giãn và viêm tắc tĩnh mạch.
5. Laser và ánh sáng sung mạnh mẽ
Phương pháp này ứng dụng các thiết bị để tạo ra năng lượng nhiệt phá hủy tĩnh mạch dưới da. Mặc dù chúng khá tiện lợi nhưng bù lại có thể gây ra những tác dụng phụ như đổi màu da hoặc xuất hiện mụn nước ở chỗ chiếu tia laser.
6. Điều trị bằng thảo dược Đông y
Hiện nay điều trị bằng thảo dược Đông y là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất, không gây tác dụng phụ với người dùng. Lí do là bởi giãn tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện do nguyên nhân sâu xa từ việc tuần hoàn máu bị trì trệ, ứ đọng gây nên. Do vậy, sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng bồi bổ máu huyết, hỗ trợ lưu thông máu vừa giúp điều trị bệnh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong mà không lo những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Tĩnh mạch linh – Loại bỏ giãn tĩnh mạch mạng nhện từ thảo dược
Tĩnh mạch linh - Hỗ trợ điều trị bằng thảo dược lành tính
Tĩnh mạch linh là sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu tự nhiên có tác dụng như:
- Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Bạch truật: Giúp bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm hình thành cục máu đông và suy giãn tĩnh mạch.
- Hoa hòe: Thảo dược giúp tăng cường máu huyết, bảo vệ thành mạch.
- Thiên niên kiện: Dược liệu trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện sẽ bị đẩy lùi nếu bạn biết kết hợp sử dụng Tĩnh mạch linh cùng một số biện pháp tại nhà như: tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, kiểm soát cân nặng, ăn uống nhiều thực phẩm tốt cho tĩnh mạch.
Sản phẩm không gây tác dụng phụ với người sử dụng.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Tổng hợp 6 phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện phổ biến nhất
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
-
Mua Tĩnh Mạch Linh ở đâu tốt nhất?
-
Bị suy giãn tĩnh mạch chân uống Tĩnh Mạch Linh bao lâu thì khỏi?
-
Tĩnh Mạch Linh dùng cho đối tượng nào? Chuyên gia nói gì về sản phẩm?
-
Cách sử dụng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hiệu quả và tiết kiệm nhất
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức