Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?

04:21 Ngày 18/10/2022
Giãn tĩnh mạch nông và sâu chi dưới gọi là 2 căn bệnh điển hình của bệnh mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân gây bệnh là do máu ứ, dẫn đến mất thẩm mỹ và cản trở khả năng sinh hoạt, lao động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nông và sâu để có phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu chung về giãn tĩnh mạch nông và sâu

Giãn tĩnh mạch nông và sâu là bệnh lý điển hình của mạch máu. Giãn tĩnh mạch nông và sâu có thể xảy ra ở bất kì vị trí tĩnh mạch nào, nhưng phổ biến nhất là tĩnh mạch chi dưới bởi cấu tạo phức tạp và nằm cách xa tim nhất khiến tuần hoàn máu bị cản trở.

Tĩnh mạch chi dưới gồm có tĩnh mạch nông (nằm ở ngay dưới da, chia làm tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển trong), tĩnh mạch sâu có van tĩnh mạch 1 chiều thúc đẩy máu về tim và tĩnh mạch xuyên đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ tĩnh mạch nông sang tĩnh mạch xuyên.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu hình thành do máu bị ứ đọng trong thành mạch gây nên. Nguyên nhân có thể do các van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả, làm máu không được đẩy về tim mà dồn ứ lại, dẫn đến suy giãn thành mạch.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch nông 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch nông và sâu

Bệnh có thể hình thành do các yếu tố nguy cơ như:

- Khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.

- Yếu tố di truyền.

- Yếu tố công việc: thói quen phải đứng hoặc ngồi lâu gây áp lực đến tĩnh mạch.

- Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, đi giày cao gót, tăng cân nhanh… đều khiến ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở chân.

- Người cao tuổi lưu thông máu kém.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác dẫn đến máu huyết lưu thông kém như: béo phì, tăng cân quá nhanh, người ít vận động… đều làm tăng nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch nông và sâu.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu: Loại nào nguy hiểm hơn?

Giãn tĩnh mạch nông và sâu đều gây nên các triệu chứng:

- Dị cảm ở chân, tê bì như có kiến cắn.

- Đau mỏi chân.

- Cảm giác nặng chân, phù chân, đi giày dép chật chội hơn mức bình thường.

- Nổi tĩnh mạch dưới da, có thể thành mạng nhện màu xanh tím hoặc nổi ngoằn ngoèo, to, rõ dưới da.

- Chuột rút nhiều về đêm.

- Biến đổi màu sắc da chân, lở loét, nhiễm trùng.

Giãn tĩnh mạch nông khiến tĩnh mạch nổi rõ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Giãn tĩnh mạch sâu thường ở trong cơ, làm các cơn đau nhức, khó chịu gia tăng hơn. Giãn tĩnh mạch sâu các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.

Biến chứng của giãn tĩnh mạch nông chi dưới bao gồm:

- Rối loạn dòng chảy của mạch máu, làm chân đau nhức, sưng to.

- Chàm da, thay đổi màu sắc da, nổi tĩnh mạch to và đau, gây mất thẩm mỹ.

- Búi tĩnh mạch nổi to, sau đó có thể vỡ tĩnh mạch, làm máu thoát ra ngoài, dẫn đến phù nề và các mảng bầm máu trên da.

- Loét chân, các vết loét nếu có vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn đến nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp.

Biến chứng giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm hơn, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, đi lại, vận động kém. Suy giãn tĩnh mạch sâu cũng khiến tăng nguy cơ hình thành cục huyết khối, dẫn đến tắc nghẽn ngay tại chỗ hoặc có thể vỡ ra, tự di chuyển theo lòng mạch máu đến phổi, dẫn đến thuyên tắc phổi làm khó thở, đau tức ngực, thậm chí đột tử.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu đều diễn biến rất âm thầm. Khi bệnh nặng còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mạch máu khác. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động đi thăm khám ngay từ những dấu hiệu đau nhức, tê mỏi chân để được bác sĩ tư vấn.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới 

Giãn tĩnh mạch nông và sâu: Điều trị như thế nào cho đúng?

Hiện nay có các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch nông và sâu như sau:

1. Dùng tất y khoa

Tất y khoa được thiết kế bằng chất liệu vải đặc biệt giúp tăng áp suất ở vùng tĩnh mạch nông và sâu bị bệnh, để đẩy máu lưu thông trở về tim. Tất, vớ y khoa có các loại vớ đùi, vớ dài và áp suất khác nhau. Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh lựa chọn loại vớ cho phù hợp. Dùng vớ y khoa cũng cần đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ dùng vào ban ngày kết hợp với thăm khám và thay size vớ thường xuyên để tăng hiệu quả.

2. Phương pháp dùng thuốc

Căn cứ vào tình trạng bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm không, có huyết khối tĩnh mạch không mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc bao gồm: thuốc kháng viêm, thuốc chống đông máu, tăng trương lực tĩnh mạch…. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua hoặc uống thuốc bừa bãi.

Áp dụng các thảo dược Đông y giúp thông mạch, hoạt huyết, tán ứ kết hợp tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, làm giảm nhanh giãn tĩnh mạch nông và sâu.

3. Phương pháp phẫu thuật

- Phương pháp phẫu thuật Stripping: Rút tĩnh mạch bị giãn áp dụng cho người mắc giãn tĩnh mạch nông giai đoạn 3 trở lên.

- Phương pháp Chivas: Thực hiện kĩ thuật lấy tĩnh mạch nhỏ tại chỗ.

- Phương pháp bơm Nito lỏng làm đông lạnh tĩnh mạch….

Trước khi lựa chọn bất kì phương pháp nào, người bệnh cũng cần lựa chọn bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại và tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

Giải pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch nông và sâu

Chủ động phòng ngừa giãn tĩnh mạch nông và sâu là điều bất kì ai cũng nên biết. Chỉ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là bạn đã có thể phòng ngừa bệnh lý phổ biến này.

- Chế độ sinh hoạt lành mạnh:

+ Nên chủ động đi giày đế thấp thay cho giày cao gót, mặc quần áo rộng rãi, hạn chế các loại quần áo bó sát vào cơ thể… sẽ giúp máu huyết điều hòa đến các cơ quan.

+ Chủ động tập thể dục thể thao hàng ngày, vận động tay chân trong giờ làm việc.

+ Đứng, ngồi, nằm đúng tư thế để giảm bớt áp lực đến mạch máu chi dưới.

+ Kê cao chân khi ngủ và khi làm việc để dồn máu về tim.

+ Hạn chế mang vác các vật nặng.

+ Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì.

- Chế độ ăn uống tốt cho tĩnh mạch:

+ Uống đủ nước.

+ Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như: rau củ, trái cây, ngũ cốc.

+ Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ.

+ Không nên hút thuốc lá vì thuốc lá rất có hại cho mạch máu.

Giãn tĩnh mạch nông và sâu là nỗi lo của rất nhiều người. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa và loại bỏ suy giãn tĩnh mạch.

 

Tags: Giãn tĩnh mạch chân , Suy giãn tĩnh mạch , Suy tĩnh mạch sâu , Bệnh lý tĩnh mạch nông
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Giãn tĩnh mạch nông và sâu khác nhau như thế nào? Có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức