Tê đầu ngón tay cái: Chớ dại coi thường
Bài viết xem thêm:
Tê tay là bị gì? Những bệnh lý không thể bỏ qua
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bị gì? Có nguy hiểm không?
Đau lưng mỏi gối tê bì chân tay là bị gì?
Tê đầu ngón tay là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn không nên coi thường triệu chứng tê đầu ngón tay bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:
- Do hội chứng ống cổ tay:
Người mắc hội chứng ống cổ tay thường có biểu hiện: tê mỏi, châm chích các đầu ngón tay. Khi dây thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép sẽ dẫn đến các dị cảm ở các ngón trỏ, ngón giữa, ngón cái và ngón áp út. Bệnh thường gặp phải ở nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân… do phải vận động ống cổ tay, lặp đi lặp lại các công việc sử dụng tay hàng ngày.
- Do bệnh rễ thần kinh cổ:
Bệnh lý này hình thành khi dây thần kinh ở xương cột sống cổ bị viêm hoặc bị chèn ép. Dây thần kinh cổ cũng chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của bàn tay và cánh tay. Vì thế khi rễ thần kinh cổ bị tổn thương sẽ gây nên các triệu chứng như: đau mỏi từ vùng cổ xuống đến vai, thậm chí đau và tê các ngón cái, ngón trỏ, ngón út.
- Do biến chứng của bệnh tiểu đường:
Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường là đau tê các ngón tay do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Lượng đường huyết trong máu cao sẽ khiến tăng nguy cơ gây tê bì chân tay, lở loét chân, các vết thương nhỏ ở trên da khó lành lặn.
- Hội chứng Raynaud:
Đây là bệnh lý do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc co thắt khiến đầu ngón tay không nhận đủ lượng máu cần thiết, làm tê tay, thậm chí biến dạng tay nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Hình ảnh bàn tay của người mắc hội chứng Raynaud
- Viêm khớp dạng thấp:
Đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn, dẫn đến đau và sưng khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng nhận thấy triệu chứng tê đầu ngón tay, nóng và ngứa bàn tay.
- Chèn ép thần kinh trụ:
Cấu tạo dây thần kinh trụ ở dọc vai đi đến ngón tay út và áp út. Khi các dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ khiến đầu ngón út và áp út bị tê mỏi.
- Một số nguyên nhân khác:
Tê đầu ngón tay cũng có thể do rất nhiều bệnh lý khác như: bệnh thoái hóa tinh bột, u nang bao hoạt dịch, HIV/AIDS, hội chứng Guillain Barre, bệnh Lyme, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, giang mai, viêm mạch, gãy cổ tay, bệnh phong, thiếu vitamin nhóm B, tác dụng phụ của thuốc….
Đau tê đầu ngón tay: Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên đi thăm khám ngay khi các triệu chứng đau tê đầu ngón tay tăng cao, dẫn đến khó chịu hoặc cản trở sinh hoạt và làm việc. Đầu ngón tay đau tê đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu của đột quỵ cần phải được cấp cứu kịp thời.
Nếu đau, tê đầu ngón tay kèm theo các triệu chứng này cần phải đặc biệt chú ý:
- Đầu đau dữ dội.
- Buồn nôn, nôn nhiều.
- Không tỉnh táo, chóng mặt.
- Không nói được, nuốt khó khăn.
Biện pháp chẩn đoán và điều trị tê đầu ngón tay
Bác sĩ chuyên khoa không chỉ thăm khám lâm sàng mà có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh lý, làm các xét nghiệm máu hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, thiếu hụt dưỡng chất….
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê đầu ngón tay mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn như sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (ibuprofen).
- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như: nucleo CMP, vitamin nhóm B.
- Thực hiện đeo nẹp với bệnh nhân chấn thương hoặc phải sử dụng ống cổ tay lặp đi lặp lại các công việc hàng ngày.
- Với các trường hợp bệnh nặng có thể thực hiện tiêm ống Corticoid để giảm thương tổn ở bàn tay.
- Áp dụng phẫu thuật với các trường hợp: Hội chứng ống cổ tay (cắt dây chằng ngang cổ tay), phẫu thuật chuyển dây thần kinh trụ nếu bị chèn ép.
Mổ giải phẫu ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu huyết ở vùng tay để cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê mỏi như:
- Bài tập 1: Bạn thực hiện duỗi rộng hết mức có thể hoặc xoay khớp cổ tay, ống cổ tay, khớp vai theo hướng kim đồng hồ để giảm căng cơ và điều huyết.
- Bài tập 2: Bạn đưa tay duỗi thẳng ra trước ngực, sao cho khuỷu tay thẳng, phần cổ tay mở rộng và các ngón tay chúc xuống dưới. Tiếp tục dang rộng các ngón tay, để bàn tay còn lại gấp nhẹ cổ tay xuống sao cho cổ tay và ngón tay duỗi càng linh hoạt càng tốt.
Khi bạn phải làm công việc phải thường xuyên sử dụng ống cổ tay như thợ thủ công, lái xe, công nhân may, dân văn phòng dùng máy tính… nên chú ý để bàn tay được giải lao giữa giờ làm việc.
Ngoài ra, nếu có biểu hiện bị đau tê đầu ngón tay kéo dài nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phù hợp.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức