11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả

04:38 Ngày 05/06/2023
Bàn chân, ngón chân hay bị tê mỏi là tình trạng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày không dứt có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần phải được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nguyên nhân gây tê chân không do bệnh lý

Hay bị tê chân, nhất là tình trạng hay bị tê chân khi ngồi là điều rất thường gặp. Và nguyên nhân có thể đến từ các vấn đề như:

- Do tư thế ngồi sai: Một số tư thế có thể tạo áp lực đè ép lên dây thần kinh, làm máu không thể lưu thông ở chi dưới và gây ra tê tạm thời. Cụ thể, một số thói quen có thể làm chân bị tê như: Tư thế ngồi bắt chéo chân quá lâu, quỳ gối, ngồi xổm trong thời gian dài.

- Do mặc quần hoặc đi giày dép quá chật.

- Do chấn thương xương cột sống, lưng, hông, mắt cá chân, bàn chân.

- Do uống rượu bia quá mức dẫn đến tổn thương dây thần kinh và gây tê ở bàn chân.

- Do thiếu hụt vitamin: Thiếu hụt vitamin B (B1, B9 và B12) dẫn đến các triệu chứng đau, tê.

chân trái bị tê

Tư thế ngồi vắt chéo chân khiến máu huyết lưu thông kém, dẫn đến tê chân 

Nguyên nhân gây tê chân do bệnh lý

Chân trái bị tê do nhiều bệnh lý gây nên như:

- Do bệnh tiểu đường: Bị tê chân kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ dẫn đến thương tổn dây thần kinh ngoại biên, gây nên hiện tượng tê, ngứa râm ran ở lòng bàn tay, bàn chân.

- Do đau lưng, đau dây thần kinh tọa: Chấn thương do tai nạn hoặc bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây nên hiện tượng tê hoặc ngứa chân, tay. Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh bị kích thích quá mức. Các dây thần kinh cấu tạo từ lưng đến chân có thể bị đè nén, dẫn đến ngứa và tê ở bàn chân, cẳng chân.

- Do hội chứng ống cổ chân: Hội chứng ống cổ chân xảy ra khi dây thần kinh chạy xuống chân dọc hướng mắt cá chân dẫn đến bị chèn ép, hoặc tổn thương gây nhức và tê chân.

- Do bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Bệnh lý này khiến động mạch ngoại biên ở cánh tay, chân và dạ dày bị thu hẹp, dẫn đến lưu lượng máu giảm nhanh. Khi lưu lượng máu dồn xuống chân giảm sẽ gây nên hiện tượng tê, mỏi chân. Những người mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD) thường bị chuột rút ở hông hoặc đau và tê chân khi đi bộ hoặc vận động mạnh.

- Do khối u: Các loại u nang không phải ung thư có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng áp lực lên não bộ, tủy sống khiến lưu lượng máu đến chân giảm mạnh, gây tê mỏi chân diễn ra thường xuyên.

- Do đau cơ xơ hóa: Đau cơ xơ hóa là căn bệnh mãn tính gây đau cơ toàn thân. Người bệnh bị đau cơ xơ hóa làm tuần hoàn máu giảm, gây ngứa, tê như châm chích ở tay, chân. Người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng: Cứng cơ, đau cơ không rõ lý do, nhất là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, cảm thấy kiệt sức, hay quên,….

- Do bệnh đa xơ cứng (MS): Người bệnh thường trải qua cảm giác thương tổn dây thần kinh ở các vùng trên cơ thể. Bệnh đa xơ cứng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.

- Do đột quỵ: Đột quỵ có thể dẫn đến thương tổn ở não bộ. Một trong những dấu hiệu điển hình của đột quỵ là tê mỏi chân, tay kèm theo choáng váng, nhận thức kém, khó nói,….

chân trái bị tê

Biến chứng bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến đau, tê chân 

Chân trái bị tê nên uống thuốc gì?

Hiện tượng tê chân trái có thể là biểu hiện tạm thời nhưng cũng có thể tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị sớm. Cảm giác tê mỏi, châm chích như kiến cắn có thể lan rộng đến bắp chân, đùi, thậm chí đến thắt lưng. Tê mỏi chân còn có thể gây mất cảm giác, ngứa, nóng chân rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Khi bị tê chân trái kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân. Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng đau, tê như:

- Thuốc chống trầm cảm như: Milnacipran, Duloxetine giúp giảm đau cơ xơ hóa.

- Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm mãn tính, ngăn chặn tê liệt do đa xơ cứng.

- Pregabalin và Gabapentin: Có tác dụng giảm tê nhức thần kinh, giảm đau cơ, ngăn chặn đa xơ cứng và đau do biến chứng bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn chặn chân trái bị tê tại nhà:

- Nghỉ ngơi nhiều.

- Massage chân giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

chân trái bị tê

Massage đúng cách là biện pháp giúp giảm đau, tê chân hiệu quả

- Vận động cơ thể: Tập thể dục thể thao giúp cơ thể vận động, tăng cường lưu thông máu đến chi dưới. Bạn nên tăng cường các hoạt động như: Yoga, đi bộ, đạp xe,… giúp giảm viêm, giảm tê đau, thúc đẩy tuần hoàn máu.  

- Giảm căng thẳng, stress: Stress, căng thẳng cũng làm gia tăng các triệu chứng mệt mỏi, đau tê.

- Ngủ đủ giấc: Tình trạng tê đau chân có thể diễn biến tệ hơn nếu thiếu ngủ nhiều ngày. Do vậy, người bệnh nên ngủ đủ giấc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau nhức.

- Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B có thể khiến tê liệt dây thần kinh. Chế độ ăn uống cần đủ các loại vitamin, dưỡng chất để giảm bớt các triệu chứng đau, tê.

- Kiêng sử dụng rượu, bia: Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích giúp phục hồi tổn thương ở dây thần kinh.

Ngoài ra, để giảm đau, tê chân, người bệnh còn có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Bổ sung thực phẩm hoặc viên uống vitamin B theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng là cách tốt để cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Chân trái bị tê có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức