Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bài viết xem thêm:
Đau vai gáy tê tay: Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?
Bị tê bì chân tay nên uống thuốc gì?
Đau lưng tê bì chân tay nguy hiểm khi nào?
Thủ phạm gây tê chân, tê tay
Nguyên nhân thường gặp nhất gây tê chân tê tay là do người bệnh ít vận động hoặc thường xuyên sử dụng tư thế làm việc cố định quá lâu. Ngoài ra, ăn uống không hợp lý, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cũng dẫn đến tê bì, đau nhức chân tay. Một số trường hợp chỉ bị tê chân hoặc tay trong thời gian ngắn, nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế là hết nhưng với nhiều người đây là bệnh lý mãn tính cần phải điều trị kịp thời.
Một số yếu tố gây tê bì chân, tay thường gặp như:
- Chị em mang thai: Những tháng cuối thai kì, chị em thường tăng cân nhanh, dẫn đến áp lực dồn xuống chân, chèn ép nhiều đến mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Việc tăng cân quá nhanh trong thai kì cũng khiến máu lưu thông kém, làm tê chân tay. Chị em khi mang thai cũng không nên nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, nên tích cực đi lại nhẹ nhàng để giảm bớt tê cứng, khó chịu.
- Do mạch máu bị chèn ép: Khi nằm sai tư thế hoặc làm việc nặng nhọc, làm việc liên tục trong một tư thế cũng khiến máu lưu thông kém khiến tê chân.
- Thay đổi thời tiết: Tê bì chân tay khi trời lạnh còn gây tê nhức chân tay. Nhất là người già, rất dễ bị rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân.
- Do một số tác dụng phụ: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ dẫn đến tê mỏi, đau nhức chân, tay như: thuốc trị bệnh huyết áp, đái tháo đường, suy nhược thần kinh.
Dị cảm ở chân ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống
Tê chân như thế nào cần phải đi điều trị?
Tê chân tê tay có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý dưới đây:
- Thoát vị đĩa đệm:
Nghiên cứu cho thấy khoảng 80% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gặp phải biến chứng tê bì chân tay. Người bệnh thường nhận thấy các triệu chứng như: đau mỏi chân, tê cứng chân, tay, đầu ngón chân tay như bị kiến cắn, châm chích khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến dị cảm tay chân thường do chất nhầy ở khu vực đĩa đệm bị thoát ra, làm chèn ép đến dây thần kinh cột sống, làm chân tay thường xuyên tê bì. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh gây đau nhức, khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí gây teo cơ, bại liệt.
- Bệnh đau dây thần kinh tọa:
Đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ đau vùng thắt lưng, đau nhiều lan xuống mông, đùi, bắp chân. Dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn đến đau tê mỏi chân, tay. Bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Do hẹp cột sống, trật đốt sống:
Một số người bị hội chứng thu nhỏ cột sống bẩm sinh dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây tắc mạch máu, làm hạn chế khả năng vận động do tê chân, tay.
- Viêm khớp cột sống:
Bệnh hình thành khi các rễ thần kinh và khớp bị thương tổn, dẫn đến viêm. Tình trạng này kéo dài khiến tay chân tê mỏi nhiều hơn. Người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy đau, đi lại khó khăn, thậm chí có người phải ngồi 1 chỗ trong thời gian dài.
Căn bệnh gây ảnh hưởng đến xương cột sống và chèn ép dây thần kinh
- Thiếu máu:
Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây tê chân, tay. Thiếu máu có thể do chế độ ăn nghèo nàn, cơ thể thiếu vitamin, chất dinh dưỡng. Thiếu máu đến chân, tay cũng có thể do mạch máu bị chèn ép làm lưu thông máu kém.
- Cơ thể suy nhược:
Tê chân như kiến cắn cũng có thể do cơ thể đang thiếu hụt các vi chất quan trọng như: axit folic, Kali, vitamin B1, B2…. Người bệnh còn có biểu hiện gầy yếu, người mệt mỏi, da xanh, sút cân, làm việc không tập trung, trí nhớ giảm sút.
- Viêm đa dây thần kinh:
Nếu bạn đang cảm thấy chân bị tê kèm theo triệu chứng rối loạn vận động, khó cầm nắm các vật, không cảm nhận được nóng, lạnh, đau đớn có thể do bệnh viêm đa rễ thần kinh. Người mắc bệnh còn cảm thấy tay chân dị cảm, ngứa bàn tay, ngứa bàn chân, đau nhức lòng bàn chân.
- Biến chứng của bệnh tiểu đường:
Hay bị tê chân kèm theo các triệu chứng như chuột rút, căng cơ, lở loét bàn chân có thể do biến chứng của bệnh tiểu đường gây nên. Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ làm thương tổn mạch máu, khiến cho lượng máu dẫn truyền đến chân, tay sụt giảm rõ rệt.
Chân bị tê là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, cần được thăm khám kịp thời. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể, tránh biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lí.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức