Tê tay là bị gì? Những dấu hiệu không thể bỏ qua
Bài viết xem thêm:
Thuốc trị đau xương khớp tê bì chân tay: Nên cẩn trọng
11 phương pháp trị tê bì chân tay tại nhà hiệu quả nhất
Đau lưng mỏi gối tê bì chân tay là bị gì?
Bí quyết nhận biết hiện tượng tê tay
Tê tay còn được gọi là tê bì tay, dị cảm ở tay như có kiến cắn hoặc châm chích như kim châm. Người bệnh thường cảm thấy rất khó chịu, cầm nắm đồ vật khó khăn, không cảm nhận được đau đớn hay nhiệt độ ở bàn tay.
Hiện tượng tê tay sinh lý có thể xuất hiện sau khi người bệnh làm việc quá sức hoặc sử dụng đôi tay làm các việc lặp đi lặp lại nhiều ngày. Thậm chí, khi ngủ gối đầu tay cũng khiến máu lưu thông kém làm tay đau nhức, ê mỏi. Tê tay sinh lý chỉ cần thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi là hết, hầu như không đáng lo ngại.
Nếu bạn cảm thấy các đầu ngón tay tê như kiến cắn diễn ra nhiều ngày nên đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân. Cảm giác tê bì này còn có thể lan rộng ra toàn bộ bàn tay, cẳng tay và cánh tay, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây hoang mang, lo lắng.
Một số yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ tê tay, chân
Một số nguyên nhân gây tê tay tạm thời
Rất nhiều người thắc mắc tê tay là bị gì, có nguy hiểm hay không? Dưới đây là một số lí do gây tê tay không đáng lo ngại:
- Do vận động mạnh, mang vác các vật nặng.
- Do ngồi làm việc sai tư thế.
- Do thiếu hụt các vi chất, vitamin B1, B2, Kali, Canxi, Axit Folic….
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
- Do hoạt động chống tay lâu, đeo các đồ trang sức quá chặt, cầm bút sai cách… đều khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép, làm hạn chế lưu thông máu gây tê tay.
- Do chấn thương sau tai nạn. Nếu bạn để tay bị va đập mạnh hoặc vừa phẫu thuật và cảm thấy tay bị tê cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lí.
- Người cao tuổi, người suy nhược cơ thể có thể bị tê tay do thay đổi thời tiết.
- Người luôn căng thẳng, stress, áp lực tâm lí, làm việc trong môi trường bị nhiễm độc, thiếu oxi… đều gây tê tay.
Hiện tượng tê tay thường xuất hiện rồi đa phần tự khỏi sau thời gian ngắn nên bạn không nên quá lo lắng.
Nguyên nhân bệnh lý gây tê tay cần được điều trị
Nếu như tần suất tê tay diễn ra thường xuyên thì có thể do bạn đang phải đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đừng chủ quan trước hiện tượng tê tay mà hãy chủ động thăm khám để bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi bạn có thể đang gặp phải các vấn đề như:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm:
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường hình thành khi nhân nhầy đĩa đệm chảy ra, khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép làm người bệnh bị đau đớn dẫn đến cảm giác tê tay và tê chân.
- Thoái hóa cột sống:
Xương cột sống chịu rất nhiều áp lực. Khi chúng yếu đi, cọ sát với các dây thần kinh sẽ khiến cơn đau nhiều hơn, dây thần kinh yếu hơn, làm vận động, sinh hoạt khó khăn.
Cơn đau thường dai dẳng ở vai, ở cổ rồi lan rộng xuống các vị trí khác.
- Viêm khớp dạng thấp:
Người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp sẽ dẫn đến tê bì chân tay, đau nhức kéo dài. Khi khớp bị viêm sẽ dẫn đến chèn ép lên rễ dây thần kinh, gây nên dị cảm tê tay, tê chân.
- Một số bệnh lý khác:
Người mắc hẹp ống xương cột sống, viêm đa rễ thần kinh, xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường… cũng có biểu hiện tay bị tê, khó cảm nhận nóng lạnh, cầm nắm đồ vật khó khăn.
Một số nguyên nhân gây tê bì chân tay thường gặp
Điều trị tê tay như thế nào cho đúng?
1. Điều trị theo Tây y – cần xác định đúng nguyên nhân
Điều trị tê tay, tê chân cần xác định đúng nguyên nhân thì mới có thể dứt điểm được bệnh. Ngoài xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục thể thao, massage tay bằng tinh dầu tự nhiên, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc hỗ trợ như:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
- Các loại Vitamin nhóm B, có thể dùng tiêm hoặc uống.
- Một số thuốc làm giãn mạch ngoại vi.
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ cũng đưa ra liệu trình điều trị thích hợp như:
- Tê tay do bệnh tiểu đường: Cần có biện pháp kiểm soát lượng đường huyết, dùng thuốc cân bằng đường huyết, ăn uống kiêng khem theo chỉ dẫn chuyên khoa.
- Tê tay do bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Cần theo dõi và kiểm soát Lipid máu ở ngưỡng an toàn.
- Bổ sung vitamin thiếu hụt.
- Do bệnh thoái hóa cột sống, viêm khớp… cần có thuốc điều trị bệnh trước.
2. Điều trị tê tay theo Đông y
Tê tay theo Y học cổ truyền đa phần là do máu huyết không được lưu thông, tuần hoàn máu kém. Vì vậy, khi điều trị tê tay, tê chân nên kết hợp các loại thảo dược bổ máu huyết, tăng cường tuần hoàn máu như: Thục địa, Xuyên khung, Đương quy, Đan sâm, Xích thược…
Dùng dược liệu Đông y mặc dù có kết quả chậm nhưng bù lại hiệu quả cao, không có tác dụng phụ như sử dụng các loại thuốc Tây y. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
-
11 nguyên nhân khiến chân trái bị tê và cách điều trị hiệu quả
-
Chân bị tê, cứng cơ, đau nhức là bệnh gì?
-
Top cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng thảo dược tự nhiên hiệu quả nhất
-
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
-
Tê mỏi cánh tay trái thường xuyên: Đừng chủ quan hãy đi thăm khám ngay
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức