Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?

04:26 Ngày 17/05/2023
Bị nhức chân trái là hiện tượng rất nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là người cao tuổi, người thường xuyên phải làm công việc nặng nhọc. Nguyên nhân nào gây đau nhức chân trái, làm thế nào để hết đau nhức chân? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Đau nhức chân trái: Vì sao nguy hiểm?

Bị nhức chân trái ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và lao động. Cơn đau, nhức có thể diễn ra thời gian ngắn hoặc kéo dài, kèm theo các biểu hiện:

- Đau, mỏi chân trái diễn ra hàng ngày, nghỉ ngơi không hết.

- Đau, nhức từ mông, lan rộng xuống đùi, xuống bắp chân, bàn chân trái.

- Đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn.

- Đau nhiều khi vận động mạnh.

- Đau, tê chân trái kèm theo triệu chứng ngứa, tê bì.

- Giảm khả năng lao động.

- Đau nhức kèm theo vết bầm tím.

Bị tê nhức chân trái

Đau nhức chân trái ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và cuộc sống

Bị đau nhức chân trái ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị ngay.

“Thủ phạm” nào gây đau nhức chân trái?

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây đau, nhức chân trái:

- Do ngồi sai tư thế: Khi ngồi sai tư thế như: ngồi làm việc quá lâu, ngồi vắt chéo chân, ngồi xổm,… có thể khiến chân bị đau nhức, tê mỏi.

- Do chấn thương: Sinh hoạt hàng ngày, lao động, chơi thể thao,… đều có thể xảy ra chấn thương như: Bong gân, căng cơ, giãn dây chằng,… khiến chân đau nhức kèm theo hiện tượng sưng chân, bầm tím.

- Do bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh động mạch ngoại biên khiến các mảng bám trên thành mạch bị tích tụ dẫn đến hẹp mạch máu. Tình trạng này khiến lưu lượng máu và oxi giảm nhanh đến các chi gây nên hiện tượng đau kèm theo triệu chứng ngứa ở cẳng chân và bàn chân.

- Do biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch: Van tĩnh mạch làm việc không hiệu quả sẽ dẫn đến tĩnh mạch màu xanh hoặc tím sẫm phình lên, nhìn thấy rõ dưới da. Triệu chứng của bệnh bao gồm: Đau chân, nhức mỏi, tê bì, chuột rút, nổi gân xanh chằng chịt,…. Người cao tuổi, người béo phì, phụ nữ mang thai, người thường xuyên làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu có nguy cơ cao mắc bệnh.

- Do chấn thương tủy sống: Chấn thương tủy sống cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị tê bì, đau nhức chi chân, chi tay.

- Do thuyên tắc tĩnh mạch sâu: Cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chân khiến tĩnh mạch sưng, đau, nóng đỏ. Cục máu đông không chỉ gây nghẽn mạch tại chỗ mà còn có thể di chuyển theo lòng mạch dẫn đến tắc động mạch phổi, làm khó thở, đột tử.

- Do đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Cấu tạo của dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng cho đến bàn chân. Khi dây thần kinh bên trái bị chèn ép sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì lan dọc từ hông đến bàn chân trái.

- Do thoái hóa khớp gối: Hiện tượng lớp sụn ở khớp gối bị bào mòn sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối. Diễn biến cơn đau nhức chân thường tăng dần, gây hạn chế khả năng vận động. Thậm chí nếu không được chữa trị đúng cách còn có thể gây teo cơ, biến dạng khớp, tàn phế.

- Do thoát vị đĩa đệm cột sống: Thoát vị đĩa đệm là một trong số những nguyên nhân gây nhức chân trái không thể bỏ qua. Nhân nhầy của hai đốt sống thấp nhất nằm ở cột sống thắt lưng bị thoát ra dẫn đến đau thắt lưng, đau lan rộng xuống bắp đùi trái và các ngón chân. 

- Do viêm khớp vùng chậu: Dẫn đến đau lưng dưới, lan rộng xuống vùng hông, mông, chân. Viêm khớp vùng chậu khiến người bệnh vận động khó khăn, thậm chí có thể sốt nhẹ.

- Do gai cột sống thắt lưng: Bệnh lý này xảy ra khi các gai xương xuất hiện ở khu vực giao nhau của đốt sống thắt lưng. Các gai xương cột sống chọc vào dây thần kinh tọa bên trái dẫn đến đau hông và tê chân trái.

- Do biến chứng của bệnh đái tháo đường: Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến đau nhức, thậm chí còn có thể gây lở loét, hoại tử chi.

Bị tê nhức chân trái

Người cao tuổi dễ bị đau nhức chân trái do bệnh lý

 Điều trị đau nhức chân trái: Cần căn cứ vào nguyên nhân

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như: Chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, điện cơ đồ, siêu âm tĩnh mạch,… Nguyên nhân gây nhức chân trái có thể do bệnh đái tháo đường, thoát vị đĩa đệm cột sống, gai cột sống, thoái hóa khớp, suy giãn tĩnh mạch, bệnh động mạch ngoại biên,…. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản giúp giảm đau nhức chân trái như sau:

- Chườm nóng giảm đau: Để giảm bớt cơn đau, bạn có thể sử dụng khăn ấm, túi chườm ấm hoặc chai nước ấm chườm lên chân mỗi ngày.

- Ngâm chân: Biện pháp này nên áp dụng cho các trường hợp không có vết thương hở. Ngâm chân giúp giảm viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu huyết. Bạn chỉ cần pha một vài hạt muối với nước ấm hoặc giã nát gừng nấu với nước và muối. Khi nước còn ấm, bạn ngâm chân khoảng 15 – 20 phút.

- Dùng thuốc trị đau nhức chân trái: Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được bác sĩ kê đơn bao gồm: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn có thể kê đơn thuốc giãn cơ, giảm đau dây thần kinh, thuốc chống viêm,….

- Vật lý trị liệu: Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cũng giúp giảm bớt áp lực đến dây thần kinh, giúp tăng cường tuần hoàn máu huyết, hỗ trợ giảm đau, giảm tê chân trái.

Bị tê nhức chân trái

Vật lý trị liệu giúp giảm bớt cường độ đau nhức chân 

Làm thế nào để phòng tránh đau nhức chân trái?

Để giảm thiểu nguy cơ bị đau nhức chân trái, mỗi người cần chú ý:

- Lao động vừa sức, hạn chế mang vác các vật nặng hoặc tập thể dục thể thao.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ.

- Ăn uống lành mạnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất.

- Hạn chế rượu, bia, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị khi bị nhức chân trái. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ: 1800 0037 để được hỗ trợ.

Tags: Tê bì chân tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Bị tê nhức chân trái nhiều ngày không hết có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức