Hội chứng ống cổ chân: Những điều bạn cần biết

04:22 Ngày 12/11/2021
Hiện tượng đau ống cổ chân do thương tổn dây thần kinh bên trong đường hầm cổ chân là biểu hiện của Hội chứng ống cổ chân. Bài viết tổng hợp kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hội chứng ống cổ chân cho bạn tham khảo.

Bài viết liên quan:

Làm thế nào để giảm hội chứng bàn tay - chân trong điều trị ung thư?

Hội chứng ống cổ tay: Bệnh lý phổ biến của dân văn phòng 

Đau khớp cổ tay là biểu hiện của bệnh gì?

Tìm hiểu cấu tạo và chức năng ống cổ chân

Cấu tạo ống cổ chân gồm dây thần kinh chày sau nằm dọc theo ống cổ chân, xuyên xuống bàn chân, giúp kiểm soát, chi phối khả năng vận động ở khu vực bàn chân và cổ chân.

Dây thần kinh chày được bảo vệ bởi lớp vỏ xơ, còn được gọi là võng mạc cơ gấp, cùng với xương mắt cá chân, tạo thành đường hầm để dây thần kinh chày (cấu tạo gồm động mạch, sợi gân và tĩnh mạch) đi qua bàn chân. Đây được gọi là đường hầm cổ chân.

Thế nào là Hội chứng ống cổ chân?

Hội chứng ống cổ chân còn có tên gọi tiếng Anh là Tarsal Tunnel Syndrome hình thành khi dây thần kinh nằm bên trong đường hầm cổ chân. Đây được coi là một dạng rối loạn dây thần kinh, tương tự như Hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ chân

Hình ảnh hội chứng ống cổ chân 

Nhận biết Hội chứng ống cổ chân

Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau dọc chân, đau nhiều nhất ở lòng bàn chân, mắt cá chân, kèm theo các biểu hiện:

- Tê bì chân.

- Ngứa chân.

- Cảm giác như bị kiến cắn, kim châm ở lòng bàn chân.

- Mất khả năng uốn cong hoặc bẻ quặp ngón chân.

- Lòng bàn chân và ngón chân mất cảm giác nóng, lạnh, đau….

Cường độ đau, tê ngón tay có thể tùy thuộc vào thể trạng của mỗi cá nhân. Cơn đau mỏi chân có thể gia tăng khi bạn đi lại, vận động nhiều. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân còn cảm thấy đau và ngứa khi nghỉ ngơi hoặc trong lúc ngủ.

Thủ phạm gây Hội chứng ống cổ chân là gì?

Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến hội chứng đau đường hầm ống cổ chân. Một số yếu tố nguy cơ khiến dây thần kinh bị chèn ép như:

- Do bàn chân bẹt khiến dây thần kinh chày bị kéo căng.

- Tĩnh mạch bao quanh dây thần kinh chày bị giãn nở, dẫn đến chèn ép dây thần kinh.

- Do viêm khớp.

- Do khối u hoặc u mỡ phát triển gần dây thần kinh chày.

- Do chấn thương như gãy xương, bong gân mắt cá chân.

- Do bệnh đái tháo đường, u ở mắt cá chân, bệnh thần kinh ngoại vi, do béo phì, thừa cân gây chèn ép dây thần kinh.

- Do yếu tố công việc phải đứng hoặc đi nhiều trong thời gian dài như giáo viên, công nhân, bác sĩ, nhân viên bán hàng….

- Do mang giày quá chật hoặc quá rộng.

Hội chứng ống cổ chân không được điều trị đúng cách có thể khiến dây thần kinh bị thương tổn vĩnh viễn, không thể hồi phục. Điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng khả năng cử động của bàn chân, cản trở hoạt động, sinh hoạt, làm việc.

Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân làm sưng đau chân 

Chẩn đoán Hội chứng ống cổ chân như thế nào?

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đau, nhức, tê chân nên đi thăm khám để được chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân càng sớm càng tốt.

Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử các bệnh lý về cổ chân của bạn hoặc thực hiện xét nghiệm Tinel, nếu bạn bị ngứa hoặc đau sẽ được chẩn đoán Hội chứng ống cổ chân.

Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường dùng như:

- Thực hiện đo điện cơ.

- Chụp MRI.

Một số phương pháp điều trị Hội chứng ống cổ chân

Bác sĩ khuyên bạn nên nghỉ ngơi để giảm viêm và hạn chế gây áp lực cho ống cổ chân. Bạn không nên vận động mạnh, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để ngăn chặn cơn đau gia tăng. Ngoài ra, bạn có thể thử áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

- Chườm đá: Bạn thử dùng đá lạnh chườm lên mặt trong và bàn chân trong khoảng 20 phút kết hợp kê cao chân sẽ giúp giảm đau. 

- Dùng băng ép: Giúp tăng cường lưu thông máu qua bàn chân, kết hợp kê cao chân lên gối sẽ giúp cải thiện hội chứng.

- Dùng thuốc giảm đau, chống viêm nếu đau quá mức.

- Tiêm thuốc: Nếu bạn quá đau hoặc phải đối diện với nguy cơ tàn phế, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc chống viêm. Một số loại thường dùng như: corticosteroid hoặc thuốc gây tê tiêm vào dây thần kinh chày.

- Dùng giày vừa vặn với chân: Bạn nên dùng giày có kích cỡ phù hợp với chân để giảm bớt kích ứng cho dây thần kinh, ngăn ngừa viêm các mô xung quanh.

- Vật lý trị liệu: Bạn có thể tham khảo các bài tập kéo giãn cơ, tăng cường mô liên kết để giảm bớt chèn ép đến dây thần kinh.

- Phương pháp phẫu thuật: Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể xem xét mổ phía sau mắt cá chân, kéo dài đến vòm bàn chân để giảm áp lực cho dây thần kinh.

- Bổ sung dinh dưỡng: Người bệnh nên kết hợp tăng cường các dưỡng chất từ thực phẩm giàu canxi, axit béo Omega – 3, khoáng chất, vitamin C, B, Magie, Phốt pho… hạn chế các thực phẩm nhiều đường ngọt, muối mặn hoặc các chất kích thích…

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Hội chứng ống cổ chân – căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn nhận thấy đau, tê bàn chân hãy đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!.

Tags: Hội chứng ống cổ tay
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Hội chứng ống cổ chân: Những điều bạn cần biết
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức