Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
03:30 Ngày 04/06/2020
Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến phù chân, mưng mủ, lở loét rất nguy hiểm.
1. Viêm tĩnh mạch huyết khối sâu là gì?
Viêm tĩnh mạch huyết khối sâu là lòng tĩnh mạch sâu có cục máu đông xuất hiện. Cục máu đông hình thành thường do sự ứ trệ của tĩnh mạch gây nên. Tiểu cầu ở thành tĩnh mạch khi gặp fibrin ứ đọng, bạch cầu và hồng cầu sẽ tạo thành cục huyết khối. Trong khoảng 10 ngày, huyết khối này sẽ gây tổn thương ở thành tĩnh mạch và phá hủy van tĩnh mạch. Cơ chế này sẽ khiến tĩnh mạch bị thương tổn nặng nề hơn do không thể di chuyển máu từ các bộ phận khác quay ngược trở lại tim.
Viêm tĩnh mạch huyết khối sâu chủ yếu xảy ra ở vùng chi dưới, gây đau, sưng ở đùi. Sau đó sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác, nhất là thuyên tắc động mạch phổi nếu cục huyết khối di chuyển lên phổi dẫn đến tử vong đột ngột.
2. Nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch huyết khối sâu
Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh lý này như:
- Biến chứng sau khi phẫu thuật chân, thường gặp sau 2 tuần mổ. Nhất là với những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật khớp háng và chấn thương chân thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người bị ốm nằm lâu trên giường như tai biến mạch máu não, suy tim…
- Người ít vận động.
- Chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống làm tăng nguy cơ bị bệnh đông máu.
- Người hút thuốc lá.
- Người mắc bệnh ung thư tuyến vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt.
- Người bị thiếu hụt protein C, S và kháng thrombin III.
- Người có tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh lý về tĩnh mạch.
Hình ảnh biến chứng viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
3. Dấu hiệu lâm sàng của viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
Hầu hết các bệnh nhân khi chớm mắc bệnh sẽ không nhận thấy bất kì dấu hiệu nào. Cho đến khi bệnh nặng nề hơn sẽ có các triệu chứng cụ thể như sau:
- Sưng đau ở bắp chân.
- Tĩnh mạch nổi lên dưới da, nhất là vùng tĩnh mạch đùi, chậu và chân.
- Thay đổi màu sắc da, thường là máu tím hoặc xanh.
- Chân lạnh, cứng, khó cử động.
- Người sốt âm ỉ và nhịp tim nhanh.
- Bệnh nặng hơn sẽ thấy phù chân, mưng mủ, vỡ loét chân rất nguy hiểm.
Bạn nên được thăm khám cụ thể khi nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng trên để được tư vấn điều trị kịp thời.
4. Phương pháp chẩn đoán viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
Biến chứng của viêm huyết khối tĩnh mạch sâu rất nặng nề, có thể gây đột tử nên cần được chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp như:
- Chụp tĩnh mạch cản âm tăng dần:
Tác dụng của biện pháp này là xác định được vị trí, độ rộng của huyết khối và tĩnh mạch (trừ ở vùng đùi sau và tĩnh mạch chậu rất khó xác định). Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho trường hợp huyết khối ở chân và bụng.
- Siêu âm Doppler:
Kĩ thuật siêu âm Doppler sẽ giúp chẩn đoán dòng chảy và biến thiên thể tích của máu huyết ở vùng chi bị bệnh. Phương pháp này giúp phát hiện độ lan rộng của huyết khối và những tổn thương của van tĩnh mạch. Kĩ thuật siêu âm này cần được làm chính xác để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác tương tự.
- Chẩn đoán phân biệt:
Bác sĩ cần thực hiện phân biệt được bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch huyết khối với các biểu hiện bệnh lý phù chân do bệnh tim, gan, thận, lở loét do nhiễm trùng … để đưa ra biện pháp điều trị triệt để nhất.
5. Điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
Phương pháp điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu trong Tây y hiện đại rất phức tạp và đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp như:
- Kĩ thuật nâng chân góc 15 – 20 độ:
Phương pháp này sẽ giúp tăng tốc độ luân chuyển máu từ chân lên đến tim. Biện pháp này nên được sử dụng ngay sau khi bệnh nhân vừa mới trải qua phẫu thuật chân để tránh gây bệnh.
Biện pháp này chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày, sau đó bệnh nhân phải tập đi lại, vận động thường xuyên.
- Dùng tất chun chuyên dụng:
Các loại tất, vớ chuyên dụng sẽ giúp giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch và giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu.
- Sử dụng thuốc chống đông:
Các loại thuốc chống đông phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định. Nếu sử dụng thuốc chống đông heparin cần phối hợp theo dõi các thông số về đông máu vì loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ làm chảy máu không kiểm soát.
- Phẫu thuật:
Can thiệp bằng phẫu thuật chỉ áp dụng trong những trường hợp bệnh nặng cần phải tiến hành mổ cắt huyết khối tĩnh mạch. Phương pháp này có thể sử dụng nội soi hoặc mổ phanh tùy tình hình của bệnh nhân. Bác sĩ cũng cân nhắc kết hợp sử dụng thuốc chống đông trong liệu pháp điều trị này.
Tĩnh mạch linh – Giải pháp hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch
Phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng Y học cổ truyền đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn vì an toàn và đem lại hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ.
Tĩnh mạch linh - Giải pháp cho người mắc bệnh lý về tĩnh mạch
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu huyết, bồi bổ máu và bảo vệ thành mạch như: Hoa hòe, Đan sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Đương quy… Đây cũng là thành phần chính trong Tĩnh mạch linh, gia giảm thêm vị thuốc Thiên niên kiện giúp hỗ trợ loại bỏ nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay.
Tĩnh mạch linh được bào chế 100% từ những dược liệu Đông y có công dụng:
- Hỗ trợ bồi bổ máu huyết, cải thiện hệ tuần hoàn máu.
- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giúp giảm nguy cơ và các triệu chứng liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, tăng cường sức đề kháng.
Sản phẩm được Bộ Y tế công nhận về chất lượng và cho phép ban hành trên toàn quốc.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm huyết khối tĩnh mạch sâu
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
Thiếu máu chi dưới: Đừng coi thường dấu hiệu đau cách hồi
-
Phương pháp điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu phổ biến nhất hiện nay
-
Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với bệnh nhân ung thư như thế nào?
-
Nhận biết thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch tránh biến chứng đột tử
-
Top 4 biện pháp hỗ trợ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu tại nhà
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức