Phân biệt bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch

02:19 Ngày 04/06/2020
Viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch là 2 căn bệnh thường gặp ở chân với biểu hiện chung là nổi tĩnh mạch dưới da. Tuy nhiên cần phân biệt rõ hai căn bệnh này thì mới có thể điều trị triệt để.
Viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch: Căn bệnh phổ biến
 
Cả hai căn bệnh này đều chủ yếu xảy ra ở vùng chi dưới, nhất là ở chân. Như thế nào là viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch?
 
- Viêm tắc tĩnh mạch nông:
 
Hệ thống tĩnh mạch được chia thành tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong đó tĩnh mạch nông nằm ngay dưới bề mặt da. Khi tĩnh mạch nông bị tổn thương sẽ dẫn đến các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo lên dưới da. Bệnh lý này thường gây mất thẩm mỹ chứ không nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên cũng không thể coi thường vì tĩnh mạch đã tổn thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được điều trị như: gây viêm loét da, thậm chí làm hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến tử vong nếu cục máu đông di chuyển đến phổi.
Hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch nông
 
- Suy giãn tĩnh mạch:
 
Đây là căn bệnh rất phổ biến, khi van tĩnh mạch bị suy yếu hoặc mất khả năng đóng mở tự động hoàn toàn để đẩy máu từ vùng chân quay ngược trở lại tim sẽ khiến máu bị ứ lại, dồn nén đến tĩnh mạch. Tình trạng này khiến tĩnh mạch nổi lên dưới da, đau và khó vận động. 
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
 
Bản chất của suy giãn tĩnh mạch là ảnh hưởng đến bất kì vùng tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhiều ở vùng chân do hệ thống tĩnh mạch chân thường dài và phải chịu nhiều áp lực nhất.
 
Cả hai bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch và suy giãn tĩnh mạch đều phải được điều trị kịp thời. Nhất là suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn mãn tính còn khiến chân đau nhức, phù nề, lở loét, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch

Cả hai bệnh lý này đều khiến tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da. Đây là dấu hiệu nhận biết chung của các bệnh về tĩnh mạch như viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch… Tùy vào từng bệnh mà lại có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau.
 
- Khác nhau:
 
+ Viêm tắc tĩnh mạch nông: Bệnh thường không gây đau đớn và người bệnh vẫn có khả năng vận động bình thường. Chỉ khi biến chứng bệnh mới gây đau vùng chi, sưng đỏ ở vùng tĩnh mạch bị tổn thương.
 
+ Suy giãn tĩnh mạch: Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ nhận thấy chân bị tê mỏi như kiến cắn, chuột rút, sưng phù chân. Giai đoạn sau sẽ khiến chân nóng lên, tĩnh mạch nổi rất to, phù nề, chảy nước, loét chân. Bệnh nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, hoại tử chân.
 
Như vậy về cơ bản suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn viêm tắc tĩnh mạch nông rất nhiều nhưng bệnh lý nào cũng cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch

Về cơ bản những nguyên nhân gây nên hai bệnh lý này khá tương đồng với nhau. Bệnh chủ yếu hình thành do những yếu tố tác động như:
 
- Phụ nữ có thai tĩnh mạch phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và thai nhi.
 
- Người béo phì, thừa cân.
 
- Người thường xuyên phải đứng và ngồi lâu một chỗ.
 
- Người ít vận động cơ thể.
 
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có tiền sử bệnh lý về tĩnh mạch thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
 
Tuy nhiên điểm khác biệt là viêm tắc tĩnh mạch nông thường gặp ở những đối tượng phải tiêm chích vào tay như: người mắc bệnh phải thường xuyên truyền dịch hay người nghiện ma túy…

Biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch và viêm tắc tĩnh mạch nông như thế nào?

Khi mắc bệnh bạn cần chú ý thay đổi một vài thói quen sống tích cực như sau:
 
- Tập thể dục thể thao:
 
Tập thể dục sẽ khiến mạch máu được lưu thông tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau nhức chân. Tuy nhiên nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch sâu thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách vận động nhẹ nhàng mà hiệu quả điều trị, không nên tự ý tập luyện có thể làm bệnh nặng hơn.
 
- Kiểm soát cân nặng:
 
Bạn tuyệt đối đừng để bản thân bị béo phì, thừa cân sẽ tạo áp lực đến tĩnh mạch nhiều hơn, khiến bệnh nặng hơn.
 
- Sử dụng băng ép hoặc tất chuyên dụng:
 
Những sản phẩm này sẽ khiến tạo lực ép khiến tĩnh mạch được lưu thông máu tốt hơn giúp giảm đau đớn và nhanh chóng hồi phục hơn.
 
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh:
 
Bạn càng hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ càng tốt cho tĩnh mạch. Những thực phẩm giàu vitamin A, C có trong các loại rau xanh, hoa quả sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn.
 
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông thường dễ dàng hơn suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch đòi hỏi phải có lộ trình điều trị cụ thể hơn với nhiều phương pháp kĩ thuật hơn. Vì vậy nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý về tĩnh mạch có xu hướng lựa chọn điều trị bằng Đông y cổ truyền, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối.

Tĩnh mạch linh – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lý về tĩnh mạch

Tĩnh mạch linh - Hỗ trợ trị bệnh từ tận gốc
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch hay suy giãn tĩnh mạch đều cần phải tăng cường cải thiện hệ tuần hoàn máu là cách tốt nhất để trị bệnh từ bên trong.
Tĩnh mạch linh có công dụng:
 
- Hỗ trợ bồi bổ máu huyết.
 
- Tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh lý về tĩnh mạch.
 
- Bảo vệ thành mạch.
 
- Hỗ trợ trị tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, giảm nhanh các triệu chứng đau đớn.
 
Thành phần của Tĩnh mạch linh hoàn toàn từ những thảo dược tự nhiên lành tính như: Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy, Hoa hòe… đều là những dược liệu hàng đầu để tăng cường máu huyết và bảo vệ thành mạch.
 
Sản phẩm được Bộ Y tế công nhận về chất lượng và hiệu quả. 
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Biến Chứng , Tĩnh mạch
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Phân biệt bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch nông và suy giãn tĩnh mạch
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức