Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì, phòng và điều trị theo Đông Y
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới được chia làm 3 loại: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và các tĩnh mạch xiên. Tĩnh mạch sâu là các tĩnh mạch đi song hành và thông nối với các động mạch, đưa máu về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu. Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại.
Tĩnh mạch sâu bình thường nằm trong cơ không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu bao gồm thành tĩnh mạch sâu, suy giảm chức năng van tĩnh mạch sâu, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại không lưu thông đúng như chức năng vốn có của nó.
Ở người bình thường, 90% lượng máu về từ chân là nhờ các tĩnh mạch sâu, còn lại 10% là từ tĩnh mạch nông. Hoạt động của các tĩnh mạch sâu này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của vận động các cơ ở chân. Khi co bóp,các cơ này tạo nên áp lực đẩy máu về tim và hút máu từ hệ tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu.
Triệu chứng nhận biết suy giãn tĩnh mạch sâu
Giai đoạn đầu
Thông thường ở giai đoạn này các triệu chứng rất mờ nhạt, không rõ ràng. Các dấu hiệu có thể gặp trong giai đoạn này bao gồm:
- Cảm giác khó chịu ở bắp chân, mỏi, đau nhức, nặng chân, tăng lên khi đứng lâu, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát;
- Chuột rút và tê ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm;
- Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối;
- Có thể kèm theo giãn tĩnh mạch nông, thấy các tĩnh mạch nông ở chân nổi ngoằn ngoèo
- Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...
Giai đoạn sau
-
Bắt đầu giai đoạn viêm tĩnh mạch, hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra các triệu chứng: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc;
-
Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Biến chứng nguy hiểm nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu là do hình thành các cục máu đông tronng thành tĩnh mạch và có thể bong ra khỏi thành tĩnh mạch, di chuyển theo dòng máu lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong nếu không cấp cứu kịp thời;
Đâu là nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch sâu
- Di truyền được coi là một trong các nguyên nhân chính được nhắc tới;
- Do van tĩnh mạch sâu bị khiếm khuyết bẩm sinh; Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu, mang vác nặng hoặc thai kỳ;
- Ngoài ra, một nguyên nhân khác đến từ phẫu thuật, bất động lâu trong gãy xương, tổn thương do tai nạn, chấn thương….những yếu tố này dễ biến chứng sang viêm tắc tĩnh mạch
Các yếu tố nguy cơ: Tình trạng béo phì, lười vận động, nữ giới sinh đẻ nhiều lần, sử dụng nhiều thuốc tránh thai, tiểu đường, công việc ít thay đổi tư thế, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50, người làm việc trong môi trường lạnh, ẩm thấp kéo dài, người có cơ địa hư hàn hay bị tiền đình chóng mặt...
Xem thêm: Suy van tĩnh mạch và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu theo quan điểm của Y học cổ truyền
Theo Đông Y thì suy giãn tĩnh mạch nói chung thuộc các chứng cân lựu, mạch tý, thanh xà độc là chứng gân xanh xoắn lại từng búi, kết thành và nổi lên ở vùng bụng chân. Các chứng này được gây ra nhiều bởi nguyên nhân khác nhau như khí hư, huyết hư, đàm thấp, đứng ngồi lâu, bào thai chèn ép, tổn thương mạch máu, … các nguyên nhân này đều dẫn đến việc khí huyết vùng chi dưới bị ứ trệ, dẫn tới nặng, mỏi tê. Tùy mỗi bệnh cảnh mà triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân do Hàn thấp ngưng trệ: Do làm việc trong môi trường ẩm thấp, lạnh kéo dài hoặc do người sức đề kháng kém, dễ cảm mạo làm cho cơ thể nhiễm hàn thấp lâu ngày, ngưng trệ ở kinh mạch, tổn thương phần dưới và tổn thương dương khí làm cho khí huyết ở vùng chi dưới bị ngưng trệ gây nên bệnh
Can Khí Uất Kết: Tình chí uất ức, giận dữ làm hại Can, Can mất chức năng điều giáng, sơ tiết không thông, khí uất lâu ngày làm cho khí huyết và mạch lạc không thông, huyết ứ đình tụ lại gây nên bệnh.
Huyết Mạch Bị Chấn Thương: Do té ngã, chấn thương, tai nạn…… làm cho lạc mạch bị tổn hại hoặc bị nhiễm độc hoặc do huyết bị ứ, tích tụ lại không tan đi, uất lâu ngày hóa nhiệt gây nên bệnh.
TĨNH MẠCH LINH – Hạnh phúc là hành trình trên những bước chân
Sản phẩm Tĩnh Mạch Linh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược lành tính, an toàn, không tác dụng phụ, được kế thừa từ bài thuốc cổ Ngọc Bình Phong Tán, gia giảm các dược liệu quý điển hình giúp hoạt huyết, tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện hiệu quả suy giãn tĩnh mạch sâu
Bài thuốc “Ngọc bình phong tán” là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời (từ thế kỷ 14) được đánh giá rất cao, là bài thuốc tiêu biểu để tăng khả năng miễn dịch cơ thể, phòng bệnh tật và tăng cường sức đề kháng. Dựa vào tác dụng của vị thuốc phòng phong (Phòng gió) dẫn Hoàng kỳ ra ngoài biểu, laị được sự hỗ trợ của Bạch truật làm cho phần biểu được vững mạnh, vệ khí được tăng cường, khiến tà khí không xâm nhập vào cơ thể, hàn thấp không thể ngưng trệ. Hoàng Kỳ giúp hành khí, làm cho quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sản phẩm Tĩnh Mạch Linh được gia giảm các dược liệu giúp tăng cường lưu thông khí huyết (Đan Sâm), bổ huyết (Đương Quy) giúp giảm áp lực làm việc lên van tĩnh mạch, ngừa suy van tĩnh mạch, bổ sung dược liệu giúp vững bền thành mạch, nhu nhuận thành tĩnh mạch phòng tránh xơ cứng, suy giãn và viêm tắc tĩnh mạch. Khi khí huyết được lưu thông, cơ thể được cân bằng, hệ miễn dịch được khôi phục và tăng cường thì bệnh cũng sẽ hết.
Quan niệm chỉnh thể, lý luận của Y Học Cổ truyền đi đến nguyên tắc trị bệnh: “Thông bất thống, thống bất thông” Nghĩa là nếu thông thì không đau, đau là do không thông. “Trị bênh tức cầu bản”, “phù chính trục tà” “nhân cường thì tật nhược” nghĩa là chữa gốc của bệnh, tăng chính khí cơ thể (tăng sức đề kháng cơ thể). Bệnh ở ngoài chữa cả trong, bệnh ở trong chữa cả ngoài, bệnh ở trên chữa cả dưới, bệnh ở dưới chữa cả ở trên.
Một điều quan trọng trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch thì bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh cho mình, khuyến cáo chung cho bệnh nhân là cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 - 60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như: bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…
BÁC NGUYỄN THẾ KHAM, NGUYÊN VỤ PHÓ VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ - BỘ XÂY DỰNG CHIA SẺ VỀ SẢN PHẨM TĨNH MẠCH LINH
-
Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên chi dưới: Biến chứng thiếu máu chi dưới gây cắt cụt chi
-
Vì sao bệnh động mạch chi dưới gây thiếu máu chi dưới?
-
Mối quan hệ giữa thiếu máu chi dưới và đau cách hồi
-
Thiếu máu mạn tính chi dưới: Tỷ lệ cắt cụt chi gia tăng
-
Suy tĩnh mạch sâu: Bí quyết chăm sóc cho đôi chân nhanh khỏe
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức